Phương pháp xácđịnh nănglực sản xuất

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 125 - 127)

Xác định năng lực sản xuất của 1 đơn vị máy móc, thiết bị (NTB)

Công thức:NTB = Nh xTk

Trong đó:

Nh: Năng suất giờ định mức của 1 đơn vị máy, thiết bị Tk: thời gian làm việc của máy móc thiết bị trong năm

Năng suất giờ định mức của 1 đơn vị máy, thiết bị (Nk) là mức năng suất trung bình tiên tiến mà máy móc thiết bị đạt được trong thực tiễn.

Xác định năng lực sản xuất của bộ phận (hay công đoạn) (Nbp)

Công thức:Nbq= SxNh xTk

Trong đó:

S: số máy chính trong công đoạn ( là máy đóng vai trò quyết định trong việc biến đối tượng lao động thành sản phẩm của bộ phận. Ví dụ bộ phận gạt xúc (đất đá, than) có 1 máy xúc, 1 máy gạt. Máy xúc đóng vai trò quyết định trong việc chuyển đất đá trên xe tải nên máy xúc là máy chính và năng lực sản xuất của bộ phận gạt xúc tính theo máy xúc).

Nh: Năng suất giờ định mức của 1 đơn vị máy, thiết bị chính Tk: thời gian làm việc của máy móc thiết bị chính trong năm

Ví dụ: Năng suất giờ định mức của máy xúc bằng 40 tấn/giờ; thời gian hoạt động của máy xúc trong năm = 6000 giờ/năm thì năng lực bộ phận gạt xúc là = 1 x 40 x 6000 240000 tấn/năm

n N bq= ∑Si xN hi xT ki i=1

Trong đó: n: số chủng loại máy móc thiết bị khác nhau trong bộ phận

Ví dụ: Năng suất giờ định mức của máy xúc bằng 40 tấn/giờ; thời gian hoạt động của máy xúc trong năm = 6000 giờ/năm, còn 1 máy khác có năng suất giờ định mức là 35 tấn/giờ; thời gian hoạt động 5000 giờ/năm thì năng lực của bộ phận gạt xúc:

1 x 40 x 6000+ 1 x35 x 50000 = 415 000 tấn/năm

Xác định năng lực sản xuất của phân xưởng (Npx)

Trường hợp phân xưởng được tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hóa công nghệ, tức mỗi phân xưởng chỉ thực hiện một giai đoạn công nghệ của quá trình sản xuất sản phẩm, thì năng lực của phân xưởng được tính giống như tính năng lực của bộ phận.

Trường hợp phân xưởng được tổ chức sản xuất theo nguyên tắc chuyên môn đối tượng, hay còn gọi là chuyên môn hóa sản phẩm, có nghĩa là mỗi phân xưởng bao gồm nhiều bộ phận kế tiếp nhau và sản xuất trọn vẹn 1 loại sản phẩm trên dây chuyền khép kín, thì năng lực sản xuất của phân xưởng được tính theo năng lực của bộ phận chủ đạo tính đổi ra sản phẩm cuối cùng của phân xưởng.

Ví dụ: Trong phân xưởng bánh qui, qui trình công nghệ sản xuất ra bánh qui như sau:

Bộ phận Bộ phận Bộ phận lò Bộ phận

trộn bột cán – cắt nướng bao gói

Bánh qui thành phẩm

Bộ phận chủ đạo trong phân xưởng được xác định là bộ phận lò nướng, đóng vai trò quyết định trong việc chuyển bột mì, đường, bơ (đối tượng lao động) thành sản phẩm bánh qui.

Số lò nướng là 1; năng suất giờ định mức (trung bình tiên tiến) của lò là 5 tấn/giờ; thời gian hoạt động của lò trong năm là 6000 giờ/năm.

Bánh nướng xong đưa đi làm nguội rồi bao gói. Hệ số tiêu hao bánh nướng (chưa gói) cho 1 tấn bánh qui thành phẩm (bánh qui gói 200 gram) bằng 1,1 tấn.

Vậy năng lực bộ phận chủ đạo đổi ra sản phẩm cuối cùng của phân xưởng tương đương với

3000 tấn bánh nướng/năm

27272 tấn thành

1,1 tấn bánh nướng/tấn thành=

phẩm/năm phẩm

Xác định năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm trên 1 dây chuyền (hoặc 2,3 dây chuyền tương tự nhau) gồm nhiều phân xưởng thì năng lực của doanh nghiệp được tính theo năng lực của phân xưởng chủ đạo, tính đổi ra sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm trên dây chuyền khác nhau thì năng lực của doanh nghiệp được tính theo từng mặt hàng.

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng giữa các dây chuyền có mối quan hệ chuyển giao bán thành phẩm thì năng lực sản xuất của doanh nghiệp được tính theo từng loại sản phẩm nhưng cần chú ý đến phân xưởng có dòng bán thành phẩm nhánh.

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 125 - 127)