Tổng mức giảm (hoặc tăng) giá thành đơn vị sảnphẩm sau khi áp dụng biện pháp

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 138 - 139)

Khi áp dụng biện pháp tổ chức hay công nghệ tiên tiến hoặc đưa đề tài nghiên cứu kết thúc vào ứng dụng, thường phải bỏ thêm chi phí hoặc vốn đầu tư. Kết quả là chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ tăng ở những khoản mục nào đó. Chẳng hạn tăng chi phí nhân công trực tiếp (hoặc giảm), tăng chi phí khấu hao khi bỏ thêm vốn đầu tư, tăng chi phí quảng cáo khi phải quảng cáo để tiêu thụ số sản phẩm gia tăng, tăng chi phí để khuyến mại, để thu nợ khách hàng nhanh hơn…

Nhiệm vụ của nhà kế hoạch khi lập kế hoạch khoa học công nghệ là phải tính đến các khoản chi phí tiết kiệm được như đã trình bày ở trên. Mặt khác phải xác định những khoản mục giá thành sẽ tăng lên do tăng yếu tố chi phí nào đó cho biện pháp. Sau đó so sánh giữa các mức tiết kiệm và mức tăng chi phí do áp dụng biện pháp để tính mức giảm (hoặc tăng) giá thành đơn vị sản phẩm.

7.4.2.5. Mức lợi nhuận tăng thêm nhờ áp dụng biện pháp

Lợi nhuận (L) tăng thêm do áp dụng biện pháp bằng tổng 3 khoản L1 + L2 + L3 Trong đó:

L1 – lợi nhuận tăng thêm trong 12 tháng do giảm được giá thành đơn vị sản phẩm L2 – lợi nhuận tăng thêm trong 12 tháng do tăng được sản lượng

L3 – lợi nhuận tăng thêm do biện pháp dẫn đến chất lượng sản phẩm được cải thiện nhờ đó mà doanh nghiệp tăng được giá bán.

Cần lưu ý rằng khi áp dụng biện pháp này hay biện pháp khác, có thể cùng lúc nhận được 3 mức tăng lợi nhuận như trên. Nhưng cũng có thể chỉ tăng được L1, hoặc L2,

hoặc L3. Cũng có thể chỉ tăng được lợi nhuận do giảm được giá thành đơn vị sản phẩm và do tăng sản lượng sau biện pháp.

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 138 - 139)