Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược kinh doanh quốc tế bằng cách xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, khai thác hiệu quả các năng lực cốt lõi của mình tại các thị trường nước ngoàinơi mà các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó không có, hoặc có nhưngnăng lực yếu. Đây cũng thường là chiến lược ban đầu mà các doanhnghiệp lựa chọn khi bước đầu thâm nhập vào thị trường quốc tế. Cácdoanh nghiệp này có xu hướng tập trung chức năng nghiên cứu và pháttriển và sản xuất sản phẩm ở trong nước và thiết lập hệ thống phân phốivà tiếp thị ở quốc gia mà doanh nghiệp kinh doanh hoặc dựa vào hệthống sẵn có ở quốc gia đó để phân phối sản phẩm.
Chiến lược quốc tế thường được áp dụng khi doanh nghiệp có những năng lực cốt lõi mà các đối thủ cạnh tranh ở nước sở tại không cóhoặc khó phát triển, đuổi kịp hoặc bắt chước được nên các doanh nghiệpnày không chịu sức ép phải nội địa hóa sản phẩm và phải giảm giá thànhsản phẩm. Thực hiện chiến lược quốc tế, trụ sở chính của hãng đóng vaitrò trung tâm, từ trụ sở chính các chính sách được hoạch định một chiềutới tất cả các thị trường trên toàn cầu. Đối với một số hãng thời trang caocấp, chiến lược quốc tế trở nên rất phù hợp, như hãng Louis Vouston, tuy nhiên, hiện nay sản phẩm của hãng này lại gặp phải một thách thứcrất lớn là hàng giả, hàng nhái. Đối với một sốdoanhnghiệp khác, ban đầu thì thực hiện chiến lược quốc tế, sau đó cũng phảithay đổi chiến lược để
đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của từng thị trường khi môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Đặc biệt, khi sức épbuộc phải thay đổi sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp với thị hiếu và sởthích của từng thị trường tăng lên, các doanh nghiệp thực hiện chiến lượcnày sẽ gặp thách thức và dễ bị thua thiệt so với các công ty linh hoạttrong việc điều chỉnh thích nghi phù hợp với điều kiện địa phương.