Các hoạtđộng cơbản

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 50 - 52)

Hậu cần đầu vào (Inbound Logistics): Bao gồm các hoạt động giao nhận và quản lý kho nguyên vật liệu. Các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định tới chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu công tác hậu cần đầu vào được tổ chức không tốt, gây thất thoát, hư hại nguyên vật liệu,…sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những hoạt động tiếp sau trong quá trình, tác động xấu tới chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp đa ngành có qui mô càng lớn thì hoạt động hậu cầu đầu vào càng trở nên phức tạp.

Vận hành (operations): Các hoạt động vận hành trong doanh nghiệp nhằm chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra, bao gồm các hoạt động của quá trình sản xuất- vận hành máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng, đóng gói…Kết quả của quá trình "vận hành"

là các thành phẩm. Trong trường hợp nếu là một khách sạn, thì hoạt động "vận hành" sẽ là các hoạt động của bộ phận lễ tân, dịch vụ buồng,…Chất lượng sản phẩm

chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động này. Đây là bộ phận cơ bản của chuỗi giá trị, nên việc cải tiến, hoàn thiện những hoạt động này góp phần quan trọng làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, điện nước…

Hậu cầu đầu ra (Outbound Logistics): Các sản phẩm được tạo ra trước khi đến được với người tiêu dùng thường trải qua giai đoạn lưu thông, phân phối "hậu cần đầu ra"

thường bao gồm các hoạt động như: quản lý kho hàng hóa, vận hành các hoạt động phân phối, xử lý các đơn đặt hàng,…Việc hoàn thiện những hoạt động này luôn dẫn tới hiệu suất cao hơn và mức độ phục vụ tốt hơn đối với khách hàng của doanh nghiệp.

Marketing và bán hàng (marketing and Sales): Chức năng cơ bản của các hoạt động này là phân tích các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, trang bị nhận thức về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Theo M.Porter, các hoạt động marketing và bán hàng bao gồm: quảng cáo, hỗ trợ tiêu thụ, giá cả, kênh phân phối. Tùy thuộc vào phân khúc thị trường mục tiêu mà công ty lựa chọn, cũng như sự phức tạp của quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể quyết định chủng loại sản phẩm của mình. Giá cả mà doanh nghiệp có thể thu được từ những sản phẩm của mình đo lường mức giá trị mà doanh nghiệp đã tạo ra cho khách hàng. Đối với bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào, để thành công nó phải được yểm trợ với kế hoạch kỹ lưỡng về bao bì, đóng gói, quảng cáo và việc sử dụng sáng tạo các phương tiện thông tin. Có rất nhiều vấn đề quan trọng trong việc xác định cách thức mà sản phẩm được phân phối đến những khách hàng mục tiêu của nó. Những vấn đề này bao gồm việc đánh giá tầm quan trọng của các nhà phân phối so với lực lượng bán hàng trực tiếp, và việc xác định vị trí của các điểm bán lẻ.

Dịch vụ (Service): Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, dịch vụ khách hàng ngày càng trở nên quan trọng. Các hoạt động dịch vụ bao gồm: lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm. Những sản phẩm mới có tính năng độc đáo thường sẽ phải chi phí lớn cho hoạt động huấn luyện khách hàng trong việc sử dụng và bảo quản sản phẩm. Song đó lại là cách để các doanh nghiệp có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh và tạo rào cản xâm nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Các hoạt động chủ Các tiêu chí phân tích, đánh giá yếu

- Tính chính xác của hệ thống kiểm soát tồn kho và nguyên vật 1. Hậu cần đầu vào liệu

- Hiệu suất của các hoạt động dự trữ nguyên vật liệu

- Năng suất của thiết bị so với năng suất của đối thủ cạnh tranh chủ yếu

- Sự phù hợp của quá trình tự động hóa sản xuất

2. Vận hành - Hiệu quả của hệ thống kiểm soát sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí

- Hiệu suất của việc bố trí mặt bằng sản xuất và thiết kế các bước công việc

- Đúng thời điểm và hiệu suất của việc phân phối sản phẩm và 3. Hậu cần đầu ra dịch vụ

- Hiệu suất của hoạt động lưu trữ thành phẩm

- Hiệu quả của việc nghiên cứu thị trường trong nhận dạng các nhu cầu và các phân khúc khách hàng

- Sự đổi mới của các hoạt động khuyến mãi và quảng cáo 4. Marketing và bán - Sự đa dạng của kênh phân phối

- Động lực và năng lực của lực lượng bán hàng hàng - Hình ảnh về chất lượng và danh tiếng

- Mức độ trung thành với sản phẩm của khách hàng

- Mức độ bao phủ thị trường trong một phân khúc thị trường hay trong toàn bộ thị trường

- Các phương tiện để thu hút những đóng góp của khách hàng trong việc hoàn thiện sản phẩm

5. Dịch vụ khách - Sự sẵn sàng giải quyết khiếu nại khách hàng - Sự phù hợp của chính sách bảo hành, bảo dưỡng hàng - Chất lượng của hoạt động huấn luyện khách hàng

- Năng lực trong việc cung ứng các bộ phận thay thế và các dịch vụ sửa chữa

Bảng 3.2. Các hoạt động chủ yếu của công ty trong chuỗi giá trị Nguồn: Alex Miller and Gregory G.Dess. ‘’Strategic Management’’, International Edition Mc Graw – Hill, 1996

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 50 - 52)