Đo lường kết quả đạtđược

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 172 - 173)

Đánh giá chiến lược kinh doanh phải nhằm trả lời các câu hỏi chủ yếu là: chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có còn phù hợp với môi trường kinh doanh không. Nếu phải điều chỉnh thì phải điều chỉnh toàn bộ chiến lược kinh doanh hay chỉ cần điều chỉnh các chiến lược kinh doanh bộ phận.Nếu không điều chỉnh thì hình ảnh cạnh tranh mới của doanh nghiệp sẽ như thế nào.

Sau khi đã xây dựng được các chỉ tiêu xác đáng, doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các thước đo và tổ chức giám sát nhằm mục đích đánh giá việc thực hiện mục tiêu của các cấp trong doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, đo lường các kết quả là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhất là khi doanh nghiệp có nhiều hoạt động khác nhau. Việc đo lường một số chỉ tiêu định lượng có thể là dễ dàng, tuy nhiên sẽ khó khăn và cần thời gian dài hơn với chỉ tiêu định tính. Điều đó đòi hỏi phải sử dụng các công cụ kiểm tra phù hợp với tính đặc thù của từng bộ phận cũng như từng doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, để kiểm tra các điều kiện tiền đề có thể sử dụng mọi công cụ được sử dụng trong phân tích chiến lược kinh doanh như các hệ thống chẩn đoán sớm, kỹ thuật sơ đồ…Các công cụ thích hợp được sử dụng như kiểm toán, kiểm tra đối chiếu… Kiểm tra quá trình thực hiện được thực hiện nhờ rất nhiều loại công cụ thích hợp với từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.

Đánh giá chiến lược kinh doanh càng đảm bảo tính thường xuyên bao nhiêu càng cho phép dễ dàng theo dõi và càng kịp thời thực hiện các điều chỉnh cũng như càng sớm hình thành, bổ sung các điều kiện cần thiết để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh bấy nhiêu. Có thể dùng phương pháp đánh giá cuốn chiếu trong xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh: định kì hàng năm đánh giá lại chiến lược kinh doanh để kịp thời bổ sung, điều chỉnh trước khi xây dựng kế hoạch năm tới.

Đối với kiểm tra bất thường cần quan tâm trước hết đến những quy định sự biến động môi trường đến mức nào thì phải kiểm tra, đánh giá lại chiến lược kinh doanh và sự biến động đến mức nào thì phải kiểm tra, đánh giá lại các kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh.

Ngân sách (kế hoạch tài chính) là công cụ quan trọng phục vụ công tác kiểm tra.Ngân sách là kế hoạch triển vọng về hoạt động của công ty và là phương tiện quan trọng cung cấp cho lãnh đạo các thông tin cần thiết cho việc đánh giá kết quả. Ngân sách được lập trước mỗi kỳ kế toán và được dùng để theo dõi kết quả hoạt động một cách liện tục. Bất kỳ sự sai lệch nào giữa kế hoạch đề ra và kết quả đạt được trong thực tế đều cần

được phân tích.Các loại ngân sách chủ yếu bao gồm: ngân quỹ tiền mặt, ngân sách về vốn đầu tư, dự kiến doanh số bán hàng, giá trị hàng mua, tồn kho, dự tính các chi phí…

Các phương pháp đo lường kết quả hoạt động: Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để đo lường kết quả đạt được đương nhiên phải dựa trên yếu tố thành tích cần đánh giá. Nếu tiêu chuẩn để đánh giá thành tích được đề ra một cách đúng đắn thì nó tạo điều kiện dễ dàng cho việc xác định phương pháp đo lường tương ứng. Sau đây là một số phương pháp đánh giá kết quả:

Theo các chỉ tiêu marketing: phân tích doanh số bán hàng, phân tích thị phần, phân tích tỷ lệ chi phí marketing trên doanh số bán ra, tìm hiểu thái độ của khách hàng (khách hàng, đại lý và các đối tượng tham gia các hệ thống marketing khác) qua đó thu được các chỉ số quan trọng về chất, phản ánh sự phát triển của khách hàng , phân tích hiệu quả của các lực lượng bán hàng, công tác quảng cáo, khuyến mại, phân phối bán hàng.

Theo các chỉ tiêu về nhân lực: các chỉ tiêu về sản xuất (số lượng, chất lượng của sản lượng), đánh giá về con người (số lần nghỉ việc, đi muộn, số lần để xảy ra sự cố và mức độ tăng lương), quan điểm nhận thức của công nhân viên.

Theo các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất: nguyên vật liệu (số lượng, chất lượng), tiến độ sản xuất, giá thành.

Thanh tra: công tác kiểm tra còn bao gồm việc đánh giá và thanh tra định kỳ ở cấp bộ phận chức năng. Thanh tra là kiểm tra một cách có hệ thống các bộ phận cấu thành của bộ phận chức năng. Nhiệm vụ của việc thanh tra là làm rõ mặt yếu kém, các vấn đề vướng mắc, tồn tại và các cơ hội tiềm năng.

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 172 - 173)