Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, do doanh nghiệp đầu tư ứng trước để hình thành tài sản cố định (TSCĐ); đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị.
Muốn kế hoạch hóa và quản lý vốn cố định có hiệu quả thì phải sử dụng TSCĐ sao cho hữu hiệu. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng từ một năm trở lên và phải có giá trị tối thiểu ở mức nhất định theo quy định của nhà nước phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ.
Kế hoạch vốn cố định ta xem xét 2 vấn đề: nhu cầu vốn cố định và kế hoạch khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp.
Nhu cầu về vốn cố định là để bổ sung cho việc đầu tư mua sắm TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của doanh nghiệp. Nhu cầu này được xác định căn cứ kế hoạch máy móc thiết bị đã trình bày ở phần trước.
Kế hoạch khấu hao TSCĐ
Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh, do chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn. Có hai hình thức hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về mặt giá trị sử dụng và giá trị do TSCĐ được sử dụng trong kinh doanh, hoặc do sự tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra.
Hao mòn vô hình: là giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ do có những TSCĐ cùng loại được sản xuất ra với giá rẻ hơn hay hiện đại hơn.Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình của TSCĐ là do tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho TSCĐ được sản xuất thời gian trước bị“mất giá“ so với hiện tại. Loại hao mòn này còn được xuất hiện khi chu kỳ sống của sản phẩm nào đó bị chấm dứt, tất yếu dẫn đến những máy móc để chế tạo ra sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, 1 bộ phận vốn cố địnhđược luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ, nghĩa là phần giá trị hao mòn đó được chuyển dịch dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và hình thành quỹ khấu hao TSCĐ. Quỹ này được coi là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp (bảo toàn vốn cố định) và tái sản xuất mở rộng TSCĐ trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình tự lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
Xác định tổng nguyên giáTSCĐ cần tính khấu hao ở đầu kỳ kế hoạch (NGđ ) và cơ cấu theo nguồn hình thành.
Xác định nguyên giá bình quân TSCĐ tăng phải tính khấu hao, giảm thôi tính khấu hao trong năm kế hoạch.
= NGt ×Tsd NG t 360 NGg × (360−Tsd ) NGg360 Trong đó : NG
t : Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng cần tính khấu hao trong năm kế hoạch. NG
Tsd : Số ngày sử dụng tài sản cố định trong năm.
Xác định nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong năm kế hoạch.
NGKH = NGđ +NGt −NGg
Xác định mức khấu hao năm kế hoạch
MKH= NG
KH × Tkh
Trong đó :
NGKh : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong năm. Tkh : Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm.
Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao gồm hai nguồn: vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Nếu TSCĐ được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp chủ động sử dụng tiền khấu hao đó để tái đầu tư tài sản cố định hoặc sử dụng linh hoạt sao cho có hiệu quả.
Nếu tài sản cố định được đầu tư bằng vốn vay, về nguyên tắc doanh nghiệp phải dùng tiền trích khấu hao thu được để trả vốn vay. Tuy nhiên chưa đến kỳ trả nợ, doanh nghiệp có thể tạm thời sử dụng vào mục đích kinh doanh khác.
BIỂU KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM ...
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Các chỉ tiêu Ước thực hiện Kế hoạch
năm N năm N+1
Tổng nguyên giá TSCĐ đầu năm kế hoạch
1
- Cần tính khấu hao
Tổngnguyên giá TSCĐ tăng trong năm kế
2 hoạch
- Cần tính khấu hao
- Bình quân cần tính khấu hao
Tổng nguyên giá TSCĐ giảm trong năm kế
3 hoạch
- Cần tính khấu hao
- Bình quân cần tính khấu hao
Tổng nguyên giá TSCĐ cuối năm
4
- Cần tính khấu hao
STT Các chỉ tiêu Ước thực hiện Kế hoạch
năm N năm N+1
5 Tỷ lệ khấu hao bình quân
Số tiền khấu hao năm kế hoạch 6 - Để tái đầu tư
- Trả nợ ngân hàng
7 Nguyên giá TSCĐ thải loại và nhượng bán
Thu về TSCĐ thải loại và nhượng bán (sau khi 8 đã trừ chi phí thanh lý)