Xácđịnh nội dung kiểm tra

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 169 - 170)

Để kiểm tra, đánh giá quá trình hình thành và thực hiện chiến lược kinh doanh cần xác định rõ nội dung cần kiểm tra, đánh giá.Có ba nội dung cơ bản cần kiểm tra, đánh giá đó là:

Kiểm tra, đánh giá những chiến lược đã được hoạch định nhằm xác định mức độ thành công của việc thực hiện các chiến lược, các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Đồng thời xem xét chiến lược có còn phù hợp với môi trường hay không. Trên cơ sở đó xác định phạm vi điều chỉnh nếu cần thiết. Nội dung này bao gồm:

Kiểm tra và đánh giá kế hoạch triển khai chiến lược đó chính là việc kiểm tra, đánh giá môi trường kinh doanh nhằm đánh giá xem môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp có thay đổi không.

Khi xác định các mục tiêu chiến lược đã dựa trên cơ sở phân tích danh mục các cơ hội môi trường có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như danh mục các nguy cơ của môi trường trong thời kì chiến lược sắp tới.Kiểm tra, đánh giá môi trường bên ngoài có nội dung trước hết là việc kiểm tra, đánh giá các nhân tố thuộc danh mục đó.Ngoài ra, kiểm tra, đánh giá môi trường còn phải xem xét các nhân tố nằm ngoài danh mục các nhân tố trên song ở thời điểm kiểm tra và trong tương lai có thể tác động đến hệ thống mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp ở mức độ cần phải quan tâm đến.Khi kiểm tra, đánh giá môi trường bên trong phải đánh giá lại các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Kiểm tra hệ thống mục tiêu chiến lược bao gồm cả hệ thống mục tiêu tổng quát và hệ thống mục tiêu của các chiến lược bộ phận. Việc đánh giá hệ thống mục tiêu chiến lược luôn luôn gắn với những điều kiện mới của môi trường. Nội dung kiểm tra, đánh giá kế hoạch chiến lược chủ yếu tập trung vào môi trường bên ngoài doanh nghiệp vì trong khoảng thời gian dài các nhân tố bên ngoài thường thay đổi nhanh chóng và có thể xuất hiện nhiều bất ngờ ngoài dự kiến.

(2)Kiểm tra, đánh giá khâu quản lý hay kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chiến lược, có nghĩa là xác định mức độ thực hiện các mục tiêu nhằm thúc đẩy các bộ phận trong tổ chức và toàn bộ hệ thống tích cực hoạt động và hoạt động hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu chiến lược. Việc kiểm tra này bao gồm kiểm tra tình hình thực

hình thực hiện các chính sách; tình hình và kết quả của việc phân bổ các nguồn lực. Kiểm tra đánh giá khâu tác nghiệp nhằm xác định thành tích của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức. Các yếu tố cần kiểm tra, đánh giá có thể được chia thành 2 nhóm lớn: nhân lực và vật lực (tiền bạc, vật tư, các nguồn cung cấp, thông tin và máy móc thiết bị...) Mỗi yếu tố được kiểm tra trên bốn phương diện: số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí. Ví dụ: để đánh giá thành tích cá nhân của một thành viên trong tổ chức thì cần xem xét khối lượng, chất lượng công việc mà anh ta đã hoàn thành đồng thời cũng phải đánh giá những chi phí và khoảng thời gian anh ta đã bỏ ra để hoàn thành công việc đó, trên cơ sở kiểm tra có thể đánh giá được anh ta có thực hiện tốt, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao hay không.

Do các giai đoạn xây dựng và thực hiện chiến lược có đặc tính khác nhau nên phải áp dụng các nội dung kiểm tra, đánh giá linh hoạt phù hợp với đối tượng cần kiểm tra. Điều đó cũng có nghĩa là nội dung kiểm tra, đánh giá xuất phát từ nội dung chiến lược và phù hợp với nội dung của chiến lược cũng như các kế hoạch triển khai chiến lược kinh doanh.

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 169 - 170)