Các khái niệm

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 129 - 130)

Vật tư là tên gọi chung của nguyên liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoài, phụ tùng sửa chữa cho các loại vật tư khác. Nguyên liệu là sản phẩm của công nghiệp khai thác, hay nông nghiệp như quặng Apatit, mía, tre nứa, bông. Vật liệu là sản phẩm của công nghiệp chế biến như vải, bột mì, đường trong các doanh nghiệp may, bánh kẹo.

Nguyên vật liệu là các thứ cấu thành nên các sản phẩm, vật liệu phụ không cấu thành thực thể sản phẩm một cách rõ ràng như keo dán, lại dùng với số lượng ít hoặc thuốc tuyển nổi trong công nghiệp khai khoáng, hay xúc tác trong sản xuất hóa chất là những thứ không cấu thành thực thể của sản phẩm. Việc phân biệt vật liệu chính hay phụ chỉ là tương đối.

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vậtliệu tối đa cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hoặc một chi tiết sản phẩm, hoặc hoàn thành một khốilượng công việc) theo quy cách phẩm chất đãquy định trong những điều kiện tổ chức- kỹthuật, tâm sinh lý và kinh tế xã hội nhất định.

Cũng có thể hiểu, định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng vật liệu cần thiết tối thiểu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm theo tiêu chuấn chất lượng hoặc hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức- kỹ thuật, tâm- sinh lý và kinh tế- xã hội nhất định. Ví dụ để sản xuất một máy tiện T616 cần 2188 kg gang, 0,370 kgkim loại màu; sản xuất 1 kgsợi cần 1,100 kgbông; sản xuất 1 tấn đường cần 7,5 tấn mía cây…

Trong doanh nghiệp, công tác định mức nói chung và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu nói riêng là một nội dung quan trọng của công tác quản lý. Có thể nói rằng, muốn nâng cao chất lượng quản lý trong các doanh nghiệp, không thể không coi trọng việc nâng cao chất lượng công tác định mức. Xét riêng về mặt định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, nó có các ý nghĩa sau:

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên liệu, điều hoà, cân đối lượng nguyên vật liệu cần dùng trong doanh nghiệp. Từ đó xác định đúng đắn các mối quan hệ mua bán và ký hợp đồng giữa các doanh nghiệp với nhau và giữacác doanh nghiệp với các đơn vị kinh doanh vật tư.

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là căn cứ trực tiếp để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu hợp lý, kịp thời cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất và nơi làm việc, đảmbảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng và liên tục.

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là cơ sở để tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ, là cơ sở để tính toán giá thành chính xác, đồng thời còn là cơ sở để tính toán nhu cầu vốn lưu động và huy động các nguồn vốn một cách hợp lý.

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là mục tiêu cụ thể để thúc đẩy cán bộ công nhân viên sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, ngăn ngừa mọi lãng phí có thể xảy ra.

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là thước đo đánh giá trình độ tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

Ngoài ra, định mức tiêudùng nguyên, vật liệu còn là cơ sở để xác định các mục tiêu cho các phong trào thi đua hợp lý hoá sản xuất và cải tiến kỹ thuật trong các doanh nghiệp.

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là một chỉ tiêu động, nó đòi hỏi thường xuyên được đổi mới và hoàn thiện theo sự tiến bộ của kỹ thuật, sự đổi mới và hoàn thiện của các mặt quản lý, sự đổi mới công tác tổ chức sản xuất và trình độ lành nghề của công nhân không ngừng được nâng cao.

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 129 - 130)