Lập nhu cầu máy móc thiếtbị

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 127 - 129)

Để biết được nhu cầu máy móc phục vụ sản xuất cần phải cân đối nhiệm vụ và khả năng sản xuất của thiết bị máy móc.

* Tính số giờ - máy cần thiết để hoàn thành kế hoạch sản lượng:

mỗi xí nghiệp, mỗi loại sản phẩm đều có những bảng hướng dẫn kĩ thuật sản xuất gia công, chế biến ra các sản phẩm đó.Trong các bảng đó, mỗi chi tiết sản phẩm đều được xác định cụ thể về quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn kĩ thuật phải tuân theo.

Nhân viên định mức căn cứ vào đó để xây dựng các định mức hao phí thời gian chotừng chi tiết và tổng hợp lại thành định mức hao phí thời gian cho từng sản phẩm.

Căn cứ vào định mức hao phí thời gian cho từng đơn vị sản phẩm người ta nhân vớisố lượng các loại sản phẩm ở từng khâu sản xuất, cuối cùng tổng hợp lại sẽ có số giờ - máy cần thiết cho từng khâu sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản lượng đã đề ra.

Khái niệm giờ- máy là thời gian thực tế máy đó chạy được trong một giờ, ví dụ một máy chỉ chạy 45 phút trong một giờ, còn 15 phút máy nghỉ, thì máy đó có số giờ máy là 3/4 giờ, nếu có 5 máy chạy trong 2 giờ liên tục thì có 10 giờ - máy.

Có 3 loại giờ - máy:

Giờ máy theo chế độ.

Giờ máy có thể sử dụng được (không tính thời gian ngừng máy theo chế độ để bảo dưỡng, sửa chữa). Chỉ tiêu này được dùng để cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất với năng lực của máy móc thiết bị.

Ví dụ: Trong năm kế hoạch một máy làm việc theo chế độ 305 ngày, mỗi ngày làm việc 2 ca, mỗi ca 8 giờ. theo kế hoạch sửa chữa dự phòng thì có 4 ngày sửa chữa vừa và 8 lần sửa chữa nhỏ, mỗi lần 2 giờ.

Vậy tổng số giờ - máy theo chế độ là: 305 ngày x 2 ca x 8 giờ = 4.880 giờ - máy. Tổng số giờ phải ngừng máy để sửa là: (8 giờ x 2 x 4)+(2giờ x 8) = 80 giờ.

Tổng số giờ - máy có thể sử dụng được là: 4.880 giờ – 80 giờ = 4.800 giờ.

* Tính khả năng kế hoạch của từng loại (nhóm) máy.

Khả năng kế hoạch của thiết bị là sản lượng (hay số giờ- máy có thể sử dụng được) mà thiết bị có thể đạt được trong thời kì kế hoạch, trong những điều kiện đảm bảo cho sản xuất ổn định tương đối.

Lập bảng cân đối nhiệm vụ và khả năng của thiết bị máy móc:

Sau khi đã tính xong nhiệm vụ (theo giờ máy) cho từng loại máy để hoàn thành kếhoạch sản lượng và tính khả năng kế hoạch của từng loại máy trong xí nghiệp, người ta lập bảng cân đối nhiệm vụ và khả năng của thiết bị.Người ta gọi tỷ số giữa số giờ- máy theo nhiệm vụ với số giờ- máy theo khả năng là định mức (hay hệ số) đảm nhận của máy, tính theo %.

Ví dụ: Ở một xí nghiệp cơ khí có kết quả tính toán giờ - máy như sau:

Chỉ tiêu Tiện Bào Khoan Phay Sọc Doa Mài

Số lượng máy 15 10 11 6 4 5 14

Số giờ-máy cần có để

hoàn thành kế hoạch sản 73000 42000 35000 30000 9500 18000 28000 lượng

Khả năng kế hoạch của 71190 47690 38000 28000 12000 26000 32000 tổ, cụm máy (g - m) Khả năng còn thiếu -1810 -2000 (g-m) Khả năng còn thừa +5960 +3000 +2500 +8000 +4000 (g-m) Nhiệm vụ/khả năng (%) 102 90 92 107 79 69 87 116

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w