Chiếnlược xuyên quốc gia

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 182 - 183)

Chiến lược xuyên quốc gia được cho là chiến lược phản ánh trực tiếp quá trình toàn cầu hóa kinh doanh ngày càng sâu sắc trên thế giới.Theo quan điểm thực hiện chiến lược xuyên quốc gia, môi trường ngàynay là môi trường của thế hệ người tiêu dùng, các ngành công nghiệp vàthị trường có mối liên hệ chặt chẽ và tương tác qua lại. Môi trường nàyđòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải phát triển các phươngthức cho phép xác định chuỗi giá trị của doanh nghiệp vừa khai thácđược cả lợi ích về địa điểm và sự khác biệt giữa các quốc gia, vừa khaithác được năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, lại vừa đảm bảo được tínhthích nghi và nội địa hóa các sản phẩm theo yêu cầu của từng thị trường.

Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược xuyên quốc gia tại mỗi các nước khác nhau phải phát triển những năng lực và kỹ năng khác nhau, đồng thời phải tìm hiểu, học hỏi và nhận thức một cách có hệ thống vềcác môi trường khác nhau, sau đó liên kết và chia sẻ

những tri thức cóđược này trên toàn bộ hệ thống toàn cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy,khái niệm xuyên quốc gia của chiến lược này tạo ra một khuôn khổ côngnghệ, nguồn lực tài chính, các ý tưởng sáng tạo và con người có mối liênkết chặt chẽ cho phép doanh nghiệp phát triển đáng kể, vượt lên trên cácýtưởng của chiến lược quốc tế, chiến lược đa quốc gia và chiến lượctoàn cầu.

Điều kiện đầu tiên của chiến lược xuyên quốc gia là phải có được tính thích nghi, nội địa hóa các sản phẩm theo thị trường địa phương, kếthợp với mức độ hiệu quả cạnh tranh của quá trình liên kết toàn cầu– đâychính là sự liên kết các đặc điểm đặc thù của chiến lược đa quốc gia vàchiến lược toàn cầu.

Tuy nhiên, chiến lược xuyên quốc gia có đặc điểm đặc thù và giúp phân biệt với các chiến lược kinh doanh quốc tế khác. Đó là khi thực hiện chiến lược xuyên quốc gia, các doanh nghiệp đi vào bản chất của quá trình toàn cầu hóa để liên tục học hỏi, phát triển và tiến hóa. Các doanh nghiệp phát triển các kỹ năng mới, sáng tạo và hiệu quả từ bất kỳmột nơi vận hành nào trong hệ thống toàn cầu của mình, sau đó khai thácsử dụng những kỹ năng mới này làm phát triển thêm năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, rồi chia sẻ, truyền bá những đổi mới đó trên khắp hệ thốngtoàn cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quy trình quản lý, vận hành vàhoạt động, thực hiện các ý tưởng chiến lược không dừng lại là top-down, từ trên xuống, từ trụ sở chính xuống các công ty con; hay là bottom-up,từ dưới lên, từ các công ty con lên trụ sở chính mà được kết hợp nhuầnnhuyễn cả hai cách. Chính vì vậy, chiến lược xuyên quốc gia siêu việthơn trong cách sáng tạo ra các ý tưởng đổi mới, tới ứng dụng các ý tưởngđó nhanh chóng vào hệ thống mà không

quan trọng ý tưởng đó đượcsáng tạo ra ở đâu hay ở cấp nào. Điểm siêu việt này được gọi là “học hỏi toàn cầu - global learning".

Năng lực học hỏi toàn cầu này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, Ví dụ, doanh nghiệp có thể phát triển được các năng lực nội bộcho phép thực hiện các cách khác nhau đa diện hơn khi môi trường thayđổi, cân đối được giữa nguồn nội lực và mạng lưới bên ngoài của cáccông ty khác, và liên kết chặt chẽ các công ty con của hệ thống mà khôngáp đặt một cách quan liêu và thiếu cân nhắc. Sau đó, chính những nănglực này cho phép doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa một số liên kết trongchuỗi giá trị của hệ thống để tối đa hóa tính hiệu quả cũng như xây dựngcác liên kết để đáp ứng nhu cầu nội địa theo cách không cần phải hy sinhlợi ích của nhau.

Mặc dù chiến lược xuyên quốc gia mang lại nhiều lợi ích và ưu thế cho doanh nghiệp nhưng để thực hiện chiến lược này rất khó do việc xâydựng quá trình điều phối các chuỗi giá trị trên toàn cầu để phát huy đượcưu điểm của chiến lược là thách thức đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vàđứng trước các nguy cơ phá sản những ý tưởng đó. Thông thường chiến lược xuyên quốc gia sẽ phù hợp với các doanh nghiệp mà sức épvề việc nội địa hóa và sức épcạnh tranh, phải hiệu quả về chi phí đều ở mức độ cao và doanh nghiệpcó cơ hội xây dựng và khai thác được năng lực cốt lõi của mình trênphạm vi toàn hệ thống của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 182 - 183)