pháp tổ chức– công nghệ làm giảm tiêu hao vật tư trên một đơn vị sản phẩm, vừa giảm được giá kế hoạch của vật tư thì áp dụng công thức:
K3nvl = a0g0 – a1g1
7.4.2.2. Mức tiết kiệm (hoặc mức tăng) chi phí nhân công trực tiếp trên một đơn vị sảnphẩm phẩm
Khi áp dụng biện pháp về tổ chức lao động theo khoa học hoặc cải tiến công nghệ dẫn đến giảm tiêu hao thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm thì mức tiết kiệm chi phí tiền lương (K1tl) tính như sau:
K1tl = (T0 – T1).Lg0
Trong đó:
Lg0 – mức tiền lương bình quân giờ công (hoặc ngày công, hoặc phút) trước khi áp dụng biện pháp.
T0, T1 – Mức tiêu hao thời gian để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm trước và sau khi áp dụng biện pháp.
Cần chú ý rằng mức tiêu hao thời gian này có thể tính cho một bước công việc nào đó. Do đó, sự thay đổi mức năng suất dẫn đến thay đổi tiêu hao thời gian lao động cho một đơn vị sản phẩm tại bước đó. T0, T1 cũng có thể là mức tiêu hao thời gian lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm.
Trường hợp biện pháp làm giảm mức tiền lương bình quân của một giờ công thì áp dụng công thức sau :
K2tl = (Lg0 – Lg1).T0
Mức tiền lương bình quân của một giờ công có thể giảm được nhờ thuê được lao động rẻ hơn.
Nếu doanh nghiệp đồng thời áp dụng cả hai biện pháp giảm thời gian cho một đơn vị sản phẩm và giảm được cả mức tiền lương giờ thì áp dụng công thức:
K3tl = Lg0T0 – Lg1T1
Nếu biện pháp dẫn đến tăng thêm công nhân sản xuất, thì sẽ làm tăng tiêu hao thời gian cho sản xuất một đơn vị sản phẩm so với trước khi áp dụng biện pháp. Trong trường
Sau khi tính được mức tiết kiệm (hoặc mức tăng thêm) chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, phải cộng thêm vào mức tăng (giảm) chi phí tiền lương thêm % chi phí trích theo lương của công nhân sản xuất. Tổng hai khoản này là mức giảm (tăng) chi phí nhân công trực tiếp do áp dụng biện pháp.