Cơ cấu tổchức kiểu ma trận

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 25 - 27)

Giám đốc Bộ phận quản lý KH là cơ quan HCSN Bộ phận quản lý KH là DN Bộ phận quản lý KH là hộ gia đình

Cấu trúc chức năng mang lại nhiều thuận lợi từ việc tận dụng chuyên môn hoá. Cấu trúc bộ phận tập trung nhiều hơn vào kết quả nhƣng phải chấp nhận sự trùng lắp các hoạt động và nguồn lực. Thế có cấu trúc nào kết hợp chuyên môn hoá chức năng với việc tập trung vào bộ phận hoá sản phẩm không? Đó đƣợc gọi là cấu trúc ma trận.

Vị trí đỉnh của hình là các chức năng thông thƣờng nhƣ kỹ thuật, kế toán, nguồn nhân lực, sản xuất. Tuy nhiên, dọc theo chiều thẳng đứng là các dự án khác nhau mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Mỗi chƣơng trình đƣợc quản lý bởi một nhà quản trị mà nhân viên làm cho dự án là ngƣời của bộ phận chức năng. Việc thêm tiêu thức chiều dọc này vào bộ phận chức năng theo chiều ngang truyền thống, thực ra là đan kết yếu tố bộ phận hoá theo chức năng và sản phẩm lại với nhau - vì vậy có thuật ngữ ma trận.

Hình 7.7- Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu ma trận

Đặc điểm nổi bật của ma trận đó là nhân viên trong cấu trúc này có ít nhất hai ngƣời chỉ huy là nhà quản trị bộ phận chức năng và nhà quản trị sản phẩm hay dự án. Nhà quản trị dự án có quyền đối với những nhân viên theo chức năng, họ là một thành viên trong nhóm dự án, vì thế quyền hành đƣợc chia sẻ giữa hai nhà quản trị. Tuy nhiên, nhà quản trị dự án chỉ có quyền đối với các nhân viên dự án liên quan đến mục tiêu dự án, còn các quyết định nhƣ đề bạt, tăng lƣơng và đánh giá hàng năm thuộc về nhà quản trị chức năng. Để làm việc một cách hiệu quả, nhà quản trị chức năng và nhà quản trị dự án phải trao đổi thƣờng xuyên và điều phối nhu cầu dựa trên nhân viên, và giải quyết mâu thuẫn cùng với nhau.

Thuận lợi chính của cấu trúc ma trận đó là nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự điều phối một loạt các dự án phức tạp và độc lập trong khi vẫn duy trì tính kinh tế nhờ việc nhóm gộp các chuyên gia chức năng lại với nhau.

Bất lợi chính của ma trận là sự lộn xộn mà nó tạo ra và khuynh hƣớng thúc đẩy tranh giành quyền lực. Khi ta xâm phạm nguyên tắc chuỗi mệnh lệnh là ta đang gia tăng đáng kể sự nhập nhằng. Sự lộn xộn có thể xuất phát từ ai sẽ báo cáo cho ai. Lần lƣợt sự lộn xộn và nhập nhằng là những điều tạo ra mầm mống của tranh giành quyền lực.

7.2.4. Thiết kế cơ cấu tổ chức

Thiết kế tổ chức liên quan đến việc xác định cơ cấu và những mối quan hệ quyền hành trong toàn bộ tổ chức để thực hiện chiến lược và các kế hoạch nhằm đáp ứng mục tiêu của tổchức. Nhƣ vậy, thiết kế tổ chức là một tiến trình xác lập một cơ cấu tổ chức cho công ty. Cơ cấu hợp lý nhất đƣợc sử dụng sẽ tùy thuộc vào các biến số ngẫu nhiên. Các biến số ngẫu nhiên ảnh hƣởng đến cơ cấu tổ chức có thể kể đến nhƣ: chiến lƣợc, quy mô, công nghệ và môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 25 - 27)