Phương pháp hành chính

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 43 - 44)

Các phƣơng pháp hành chính là các phƣơng pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản trị và kỷ luật của tổ chức.

Các phƣơng pháp hành chính trong quản trị kinh doanh chính là những cách tác động trực tiếp của chủ doanh nghiệp lên tập thể những ngƣời lao động dƣới quyền bằng

158 các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc đòi hỏi ngƣời lao động phải chấp hành nghiêm ngặt nếu vi phạm sẽ bị bị xử lý kịp thời, thích đáng.

Vai trò của các phƣơng pháp hành chính trong quản trị kinh doanh rất to lớn. Các phƣơng pháp hành chính xác lập trật tự kỷ cƣơng làm việc trong tổ chức, nó là khâu nối các phƣơng pháp quản trị khác lại. Bên cạnh đó thông qua phƣơng pháp này, tổ chức có đƣợc những quy định bắt buộc để dấu đƣợc bí mật ý đồ kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong tổ chức rất nhanh chóng.

Các phƣơng pháp hành chính tác động vào đối tƣợng quản trị theo hai hƣớng: Tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của đối tƣợng quản trị.

Sử dụng các phƣơng pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản trị phải nắm vững những yêu cầu chặt chẽ sau đây:

- Một là, quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, đƣợc luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Khi đƣa ra một quyết định hành chính phải cân nhắc, tính toán đến các lợi ích kinh tế..

- Hai là, khi sử dụng các phƣơng pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn của ngƣời ra quyết định. Mỗi bộ phận, mỗi cán bộ quan trị khi sử dụng quyền hạn của mình phải có trách nhiệm về việc sử dụng các quyền hạn đó. Ở cấp càng cao, phạm vi tác động của quyết định càng rộng, nếu càng sai thì tổn thất càng lớn. Ngƣời ra quyết định phải chịu trách nhiệm đầy đủ về quyết định của mình.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)