KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM TRA

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 56)

2. Cải biến hành

9.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM TRA

9.1.1. Khái niệm

Kiểm tra là một tiến trình đo lƣờng kết quả thực hiện so sánh với những điều đã đƣợc hoạch định, đồng thời sửa chữa những sai lầm để đảm bảo việc đạt đƣợc mục tiêu theo nhƣ kế hoạch hoặc các quyết định đã đƣợc đề ra.

Khi triển khai một kế hoạch, cần phải kiểm tra để dự đoán những tiến độ để phát hiện sự chệch hƣớng khỏi kế hoạch và đề ra biện pháp khắc phục. Trong nhiều trƣờng hợp, kiểm tra vừa tạo điều kiện đề ra mục tiêu mới hình thành kế hoạch mới, cải thiện cơ cấu tổ chức nhân sự và thay đổi kỹ thuật điều khiển.

Những công cụ kiểm tra trong quản trị là những tỷ lệ, tiêu chuẩn, con số thống kê và các sự kiện cơ bản khác, có thể đƣợc biểu diễn bằng các loại hình đồ thị, biểu bảng nhằm làm nổi bật những dữ kiện mà các nhà quản trị quan tâm.

Những biện pháp kiểm tra hiệu quả phải đơn giản (càng ít đầu mối kiểm tra càng tốt) cần tạo sự tự do và cơ hội tối đa cho ngƣời dƣới quyền chủ động sử dụng kinh nghiệm, khả năng và tài quản trị của mình để đạt kết quả cuối cùng mong muốn về những công việc đƣợc giao.

Kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản trị, từ nhà quản trị cao cấp đến các nhà quản trị cấp cơ sở trong một đơn vị. Mặc dù qui mô của đối tƣợng kiểm tra và tầm quan trọng của sự kiểm tra thay đổi tùy theo cấp bậc của các nhà quản trị, tất cả mọi nhà quản trị đều có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, do đó chức năng kiểm tra là một chức năng cơ bản đối với mọi cấp quản trị.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)