Phong cách thỏa hiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 72 - 73)

Phong cách thỏa hiệp thể hiện khuynh hƣớng mà các cá nhân chấp nhận sự hy sinh một số quyền lợi của họ bằng cách đƣa ra những nhƣợng bộ nhằm đạt đƣợc sự thỏa thuận. Thái độ thiên về sự thỏa hiệp của cá nhân có thể đƣợc thể hiện nhƣ “Tôi chấp nhận ngƣời khác đạt đƣợc thành công khi mà họ cũng chấp nhận để tôi đạt đƣợc sự thành công nào đó”. Hoặc “Tôi cố gắng đáp ứng hài hòa quyện lợi của tất cả các bên”. Thỏa hiệp là đạt tới một sự cân bằng giữa những hành vi quyết đoán và không quyết đoán, cũng nhƣ sự cân bằng giữa những hành vi hợp tác và không hợp tác. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhiều ngƣời coi phong cách thỏa hiệp là một hình thức hợp tác rất mạnh mẽ mà ngƣời ta có thể thỏa mãn những mối quan tâm của khác.

Phong cách thỏa hiệp thƣờng tỏ ra thích hợp khi:

 Sự thỏa thuận có thể đem lại cho mỗi bên kết quả tốt hơn so với tình trạng không đạt đƣợc thỏa thuận.

 Trong trƣờng hợp không đạt đƣợc một thoả thuận có thể mang lại sự thành công cho mỗi bên.

 Trong trƣờng hợp có sự mâu thuẫn về mục tiêu hay quyền lợi, do đó ngăn cản các bên đi tới sự thoả thuận.

Tuy nhiên trong nhiều tình huống xung đột, nếu các giải pháp thỏa hiệp đƣợc đƣa ra quá sớm có thể gây ra nhiều rắc rối.

 Thứ nhất, các cá nhân đƣợc khuyến khích thoả hiệp dựa trên những tình huống đã dự liệu trƣớc hơn là dựa trên những vấn đề thực tế.

 Thứ hai, ngƣời ta dễ dàng chấp nhận tình trạng thỏa hiệp nhƣ dự kiến hơn là tìm kiếm những giải pháp có thể đƣợc tất cả các bên dễ dàng chấp nhận.

187

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 72 - 73)