Phong cách hợp tác

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 73)

Đặc trƣng nổi bật của phong cách hợp tác là sự sẵn sàng nhận diện những nguyên nhân đích thực của xung đột, sự chia sẻ thông tin rộng rãi trong nội bộ và tìm kiếm những giải pháp có lợi cho tất cả các bên.

 Phong cách hợp tác trong quản trị đặc biệt thích hợp khi:

 Các bên liên quan có một hay nhiều mục tiêu chung và đã không thoả thuận đƣợc với nhau về phƣơng tiện để đạt đƣợc mục tiêu đó.

 Sự thống nhất sẽ đem lại một giải pháp chung tốt nhất để giải quyết xung đột.

 Cần phải đƣa ra những quyết định có chất lƣợng cao dựa trên cơ sở những đánh giá về mặt chuyên môn và những thông tin hiện có.

 Những trở ngại khi áp dụng phong cách hợp tác

Mặc dù đƣợc coi là phong cách quản trị xung đột hữu hiệu nhất, song phong cách hợp tác cũng có những hạn chế trong một số tình huống cụ thể:

 Những hạn chế về thời gian thƣờng ngăn cản sự chia sẻ trực tiếp những tình cảm liên quan đến xung đột .

 Những giá trị chung của tập thể có thể ngăn cản các nhân viên của nó bộc lộ những tình cảm tiêu cực đối với ngƣời khác.

 Những định kiến và giá trị của tổ chức đôi khi có thể tạo ra những khó khăn đối với việc áp dụng phong cách hợp tác của nhà quản trị.

Việc áp dụng phong cách hợp tác còn tùy thuộc vào phong cách lãnh đạo và những đặc trƣng văn hóa của tổ chức. Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo hỗ trợ và tham gia sẽ thuận lợi hơn so với các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đoán. Đồng thời, phong cách này cũng phù hợp hơn trong trong những tổ chức có những đặc trƣng văn hóa mở và hỗ trợ so với những tổ chức có những đặc trƣng văn hóa khép kín và chuyên quyền.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)