Tổchức cơ giới và tổchức hữu cơ

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 27 - 28)

Tổ chức cơ giới là kết quả tự nhiên của việc kết hợp các thành tố của cấu trúc gắn kết với nguyên tắc chuỗi mệnh lệnh đảm bảo sự hiện hữu của hệ thống cấp bậc quyền hành chính thống, với mỗi một ngƣời chịu kiểm soát và giám sát bởi một cấp trên. Tổ chức kiểu này duy trì tầm hạn kiểm soát nhỏ khi chuyển dịch lên vị trí cao trong tổ chức, ít quan tâm đến từng cá nhân. Khi khoảng cách giữa vị trí đỉnh và đáy của tổ chức càng mở rộng, giới quản trị cấp cao sẽ áp đặt nhiều quy tắc và điều lệ, vì khi đó nhà quản trị cấp cao không thể kiểm tra hoạt động của cấp thấp hơn thông qua quan sát trực tiếp và đảm bảo việc sử dụng các hoạt động chuẩn. Các học giả quản trị trƣớc đây đặt niềm tin về mức độ cao của chuyên môn hoá công việc sẽ tạo ra các công việc đơn giản, thƣờng lệ và chuẩn hoá. Sự chuyên môn hoá sâu hơn thông qua việc sử dụng bộ phận hoá sẽ làm tăng việc không quan tâm đến con ngƣời và nhu cầu đa tầng quản trị nhằm hợp tác, phối hợp các bộ phận chuyên môn hoá.

Tổ chức hữu cơ là hình thức thích nghi cao, có tính mềm dẻo và linh hoạt trong khi tổ chức cơ giới thì cứng nhắc và ổn định. Cấu trúc mềm dẻo của tổ chức hữu cơ cho phép nó thay đổi nhanh chóng khi cần. Nó cũng tổ chức lao động theo bộ phận nhƣng những công việc mà nhân viên thực hiện không tiêu chuẩn hoá. Nhân viên có khuynh hƣớng trở thành những chuyên gia, những ngƣời có khả năng kỹ thuật và đƣợc đào tạo để giải quyết những vấn đề đa dạng, phức tạp. Họ cần rất ít các quy tắc chính thống, thông lệ và ít sự giám sát trực tiếp bởi vì việc đào tạo của họ đã truyền dẫn cho họ các chuẩn mực về đạo đức chuyên nghiệp. Ngƣời kỹ sƣ có thể xử lý hầu hết các vấn đề một mình hoặc sau khi hội ý với đồng nghiệp. Các tiêu chuẩn chuyên nghiệp hƣớng dẫn hành vi của họ. Tổ chức hữu cơ có mức độ tập trung hoá thấp để những chuyên gia có thể phản ứng nhanh chóng với vấn đề và bởi vì giới quản trị cấp cao không đƣợc kỳ vọng là có chuyên môn để ra các quyết định cần thiết.

Hình 7.8 Tổ chức cơ giới so với tổ chức hữu cơ

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 27 - 28)