Các đặc trƣng cơ bản của nềnkinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 95 - 97)

3. Văn hóa của tổchức tác động đến hoạt động quản trị.

10.4.3. Các đặc trƣng cơ bản của nềnkinh tế tri thức

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển ở trình độ cao mà trụ cột của nó là các ngành mũi nhọn trong tiến bộ của khoa học kỹ thuật thời đại.

- Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên liến nhất, của nền sản xuất tƣơng lai và chuyển giao công nghệ chiếm thị phần chủ yếu trên thƣơng trƣờng.

- Xã hội tri thức là một xã hội thông tin - nhân tố tích cực cho sự phát triển con ngƣời toàn diện. Nền kinh tế tri thức - nhân tố quyết định việc hình thành một xã hội học vấn và học tập là nhu cầu nội tại của mọi thành viên và sự phát triển xã hội.

- Sản phẩm trí tuệ ( phát minh, sáng chế ...) từ khi phát minh đến ứng dụng vào thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội bằng con đƣờng ngắn nhất.

- Tri thức là nguồn vốn cơ bản của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế tri thức do văn hoá có môi trƣờng phát triển rộng lớn và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội.

- Kết cấu kinh tế - kỹ thuật thay đổi theo xu hƣớng tri thức hoá .

- Kinh tế tri thức động lực thúc đẩy tiến trình xã hội hoá quan hệ sản xuất

10.4.4.Tác động của kinh tế tri thức đối với quản trị

- Đẩy nhanh quản trị theo quá trình toàn cầu hoá

- Phân công Lao động xã hội trong quản trị trở nên sâu sắc và rộng khắp toàn cầu.

- Quản trị doanh nghiệp thế giới thay đổi sâu sắc theo xu hƣớng: Một là, những hàng hoá, dịch vụ có hàm lƣợng trí tuệ cao ngày càng chiếm vị trí chủ chốt trong thƣơng mại quốc tế. Hai là, thƣơng mại điện tử là lĩnh vực phát triển nhanh nhất và sẽ đóng vai trò hàng đầu trong thƣơng mại quốc tế. Ba là, quá trình chuyển từ kinh tế công ghiệp sang kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá đã và đang làm thay đổi các lợi thế so sánh của các quốc gia trong thƣơng mại quốc tế theo hƣớng giảm dần các lợi thế truyền thống nhƣ đất đai, tài nguyên, nhân công rẻ; vị trí địa lý.. và tăng vai trò, giá trị của các yếu tố tri thức trong tiến trình quản trị .

210 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Khi nào tổ chức cần có sự thay đổi?

2. Trình bày các kiểu thay đổi trong tổ chức và cách thức thực hiện sự thay đổi 3. Trình bày các phƣơng pháp thực thi sự thay đổi

4. Trình bày các bƣớc tiến hành hoạch định thay đổi trong tổ chức

5. Trong một tổ chức thƣờng có những khuynh hƣớng chống lại sự thay đổi, đó là những nguyên nhân nào? Bằng cách nào để giải quyết

6. Trình bày sự ảnh hƣởng của văn hóa tổ chức đến công tác quản trị của tổ chức 7. Thế nào là nền kinh tế tri thức? Đặc trƣng của nền kinh tế tri thức?

8. Các yếu tố cơ bản quyết định đến sự hình thành nền kinh tế tri thức

211

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị học: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 95 - 97)