Khái niệm hứng thú học môn Toán của HS tiểu học

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn toán ở các em (Trang 35 - 38)

b. Hứng thú trực tiếp trong hoạt động học tập.

1.3.3.Khái niệm hứng thú học môn Toán của HS tiểu học

a/. Định nghĩa

Trên cơ sở những phân tích trên, chúng tôi có thể đi đến định nghĩa về hứng thú học môn Toán nh sau:

Hứng thú học môn Toán là thái độ lựa chọn đặc biệt của HS đối với quá trình, kết quả lĩnh hội và vận dụng những tri thức toán học trong quá trình học tập cũng nh trong cuộc sống, do thấy đợc sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của môn Toán đối với bản thân.

b/. Những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học môn Toán của HS tiểu học

Có thể xác định cấu trúc của hứng thú học môn Toán của HS tiểu học bao gồm 3 thành phần chủ yếu sau:

- Thành tố xúc cảm trớc hết tham gia vào việc chuẩn bị tạo nên một thái độ đúng đắn đối với môn Toán, đối với việc học môn Toán của HS. Đây là tiền đề tâm lý của hứng thú học môn Toán. Những xúc cảm khác sẽ xuất hiện trong quá trình hoạt động tìm tòi nh niềm vui nhận thức - là thành tố cơ bản và dấu hiệu của hứng thú học môn Toán; niềm vui đạt thành tích sẽ giúp duy trì đợc

hứng thú học môn Toán.

- Thành tố nhận thức giữ vai trò rất lớn trong việc duy trì hứng thú học môn Toán. HS hiểu giá trị và ý nghĩa của việc học toán từ đó xuất hiện thái độ tự giác, đúng đắn củng cố cho hứng thú học môn Toán ở các em.

- Hành động của HS

+ ý chí có một vai trò lớn trong việc khắc phục những xúc cảm sai trái nảy sinh trong hoạt động học toán hoặc trong khi tìm tòi giải quyết những vấn đề (bài tập) khó.

+ Động cơ có vai trò hai mặt trong quá trình phát triển hứng thú học môn Toán; một mặt động cơ trực tiếp xuất hiện từ hoạt động học toán, mặt khác động cơ là những động cơ xã hội rộng rãi giúp củng cố hứng thú học môn Toán.

+ Tính tích cực tạo điều kiện cho việc tìm tòi và làm xuất hiện niềm vui trong hoạt động học toán. Tính tích cực tạo ra một hoạt động định hớng chỉ theo chiều mạnh lên và những rung động đúng đắn. Khi hứng thú học môn Toán xuất hiện sẽ nâng cao tính tích cực và hiệu quả lĩnh hội tri thức và kỹ xảo.

c/. Các biểu hiện của hứng thú học môn Toán

Hứng thú học môn Toán của HS đợc biểu hiện thông qua các dấu hiệu, các chỉ số cụ thể trong hoạt động học tập, trong cuộc sống của các em. Nhà giáo dục có thể quan sát và nhận biết đợc chúng. Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và nhiều khi còn phức tạp, chúng có thể đan xen vào nhau. Đó là:

 Biểu hiện về mặt xúc cảm: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê,...) đối với môn Toán: Các em thực sự yêu thích môn Toán, coi việc học Toán là niềm vui, niềm hạnh phúc.

 Biểu hiện về mặt nhận thức: HS nhận thức đầy đủ, rõ ràng những nguyên nhân của sự yêu thích trên; những nguyên nhân đó có thể trực tiếp liên quan đến đối tợng của hoạt động học Toán (đến nội dung và phơng pháp t duy Toán học), hoặc gián tiếp liên quan đến đối tợng trên (Toán học đợc ứng dụng nhiều trong thực tiễn, giáo viên dạy toán hay,...), hoặc giúp HS biết suy nghĩ thông minh hơn, . . .

 Biểu hiện về mặt hành động: HS biểu hiện bằng các hành động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong giờ lên lớp mà còn ở cả ngoài lớp hàng ngày, nh:

 Trong giờ lên lớp:

- Ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận.

- Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, hay nêu thắc mắc với GV.

- Tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

 ở ngoài lớp và ở nhà:

- Độc lập và tự giác trong việc học tập. - Học bài, làm bài đầy đủ.

- Tự giác làm thêm nhiều bài tập (ngoài yêu cầu của GV)

- Tự su tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách tham khảo có liên quan đến môn Toán.

- Tự nguyện tham gia các hoạt động ngoại khóa về Toán học. - Tự tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán (nếu có).

- Tự tìm ra công thức giải tổng quát cho một loại Toán.

- Tự tổng kết những phần, những chơng mục đã học và tìm ra mối liên hệ bên trong giữa chúng.

- Từng bớc tập vận dụng những kiến thức toán học vào thực tiễn.

- Có sổ tay Toán học để ghi chép lại những phần tổng kết, những kiến thức đã học, những phơng pháp giải toán hay đã su tầm đợc,...

 Biểu hiện về mặt kết quả học tập

Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi về môn Toán.

d/. Các mức độ phát triển.

Mức độ phát triển hứng thú học môn Toán ở HS có thể đợc chia làm 4 mức độ:

 Mức độ 1 (M1) - Những em cha có hứng thú học tập đối với môn Toán. HS chỉ học bài, làm bài theo những yêu cầu của GV đa ra hoặc sợ học toán.

 Mức độ 2 (M2) - Những HS có hứng thú gián tiếp đối với môn Toán. Biểu hiện nh thích học toán vì thầy giáo giảng hay; vì ba mẹ luôn động viên giúp đỡ; vì đợc khen thởng, hoặc vì muốn có uy tín trớc bạn bè. Hứng thú này còn mang tính chất tình huống, không bền vững, đôi khi cha đợc nhận thức một cách rõ ràng, đầy đủ.

 Mức độ 3 (M3) - Những HS có hứng thú với nội dung tri thức toán học - HS có hứng thú trực tiếp đối với môn Toán. HS thích thú với những điều mới lạ, với nội dung gắn gọn, lôgic của môn Toán, yêu thích quá trình làm Toán,... Hứng thú này đợc biểu hiện khá bền vững.

pháp t duy toán học. ở mức độ này, HS thích tự tìm đọc những tài liệu, sách báo có liên quan đến Toán học, tự làm thêm các bài tập ngoài yêu cầu của GV, thích thú khi tìm ra đợc cách giải mới, ngắn gọn, độc đáo; khi tìm ra nhiều cách giải của một bài Toán; lúc tìm ra công thức chung, khái quát để giải một loại Toán,... ở mức độ này, hứng thú học tập đã trở thành động lực chính, trực tiếp thúc đẩy các em tích cực, chủ động hành động trong quá trình học Toán, để khám phá, chiếm lĩnh nội dung tri thức và phơng pháp khám phá ra nội dung ấy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn toán ở các em (Trang 35 - 38)