Kết quả thực nghiệm lần 1ở HS lớp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn toán ở các em (Trang 90 - 95)

12. Biểu dơng, khen khi HS trả lời đúng 87 3.0

3.3.2.Kết quả thực nghiệm lần 1ở HS lớp

Kết quả đợc phân tích theo các nội dung sau: - Xúc cảm của HS đối với môn Toán;

- Mức độ hứng thú học môn Toán của HS trớc và sau thực nghiệm; - Kết quả học tập môn Toán trớc và sau thực nghiệm.

3.3.2.1. Xúc cảm của HS đối với môn Toán

Chúng tôi tìm hiểu HS 2 lớp thực nghiệm (3A) và đối chứng (3C) qua phiếu hỏi về cảm nhận của các em khi học môn Toán (xem phụ lục 5). Kết quả cho thấy trong các cảm nhận nêu ra, một số cảm nhận thay đổi khá rõ nét cụ thể nh:

- Trớc thực nghiệm: Vui vẻ (48.6% - 3A, 46.9% - 3C); thoải mái (42.9% - 3A, 43.8% - 3C); dễ dàng (51.4% - 3A, 53.1% - 3C); muốn đợc kiểm tra (37.1% - 3A, 31.3% - 3C). Kết quả kiểm định cho thấy ( p1− p2 <tsd) điều này khẳng định trớc khi thực nghiệm ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cảm nhận của các em khi học môn Toán tơng đơng nhau.

- Sau thực nghiệm: Vui vẽ (97.1% - 3A, 40.6% - 3C); thoải mái (91.4% - 3A, 46.9% - 3C); dễ dàng (91.4% - 3A, 50% - 3C); muốn đợc kiểm tra (80% - 3A, 34.4% - 3C). Bằng phơng pháp kiểm định ( p1 −p2 >tsd) điều đó nghĩa là sự khác biệt giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa về phơng diện thống kê. Hay nói cách khác là với cách tổ chức dạy học môn Toán của GV ở lớp thực nghiệm, HS cảm thấy vui vẻ, thoải mái, dễ dàng khi học toán, không sợ kiểm tra. Đây là điều kiện rất tốt giúp HS dễ dàng hình thành hứng thú học môn Toán.

Nh vậy, có thể thấy qua thực nghiệm tác động xúc cảm của HS đối với môn Toán tích cực, tốt hơn.

3.3.2.2. Mức độ hứng thú của HS

Bảng 3.18: Mức độ hứng thú của HS lớp 3 sau thực nghiệm

Thời gian Lần đo 1 Lần đo 2

Mức độ

HS M1 M2 M3 M4 M1 M2 M3 M4

Đối chứng (3C) 53.1 46.9 0 0 43.7 56.3 0 0

Thực nghiệm (3A) 57.1 42.9 0 0 37.1 48.6 14.3 0

So sánh ĐC và TN - - - - +

Ghi chú: Dấu (-): sự khác nhau giữa các tỉ lệ % là ngẫu nhiên. Dấu (+): sự khác nhau giữa các tỉ lệ % là có ý nghĩa.

Biểu đồ 3.1: Mức độ hứng thú của HS lớp 3 sau thực nghiệm

Phân tích các số liệu ở bảng 3.18 và kết quả ở biểu đồ 3.1, chúng tôi có một số nhận xét chung:

Trớc khi thực nghiệm, mức độ hứng thú của HS ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng không có sự khác biệt rõ. Kiểm tra sự khác biệt giữa các con số % của hai lớp thực nghiệm và đối chứng thấy sự khác biệt giữa chúng không có ý nghĩa ( p1− p2 <tsd). Điều này khẳng định trớc khi thực nghiệm tác động ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có mức độ hứng thú tơng đơng nhau.

Sau gần 2 tháng thực nghiệm, mức độ hứng thú ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều đợc nâng lên: Số HS cha hứng thú môn Toán (M1) giảm đi, số HS hứng thú học môn Toán tăng lên, đặc biệt mức độ hứng thú trực tiếp (M3) tăng lên rõ rệt. Cụ thể so sánh hai lớp cho thấy:

+ Trớc khi thực nghiệm, số HS ở lớp 3 thực nghiệm và đối chứng cha hứng thú học môn Toán còn nhiều và gần nh tơng đơng nhau: tỉ lệ số HS ở mức (M1) là 53.1% ở lớp đối chứng và 57.1% ở lớp thực nghiệm.

+ Sau thực nghiệm, mức độ hứng thú của HS lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt. Hứng thú trực tiếp với môn Toán (M3) ở nhóm thực nghiệm tăng lên rõ rệt (từ 0% lên 14.3%).

 ở nhóm đối chứng tăng không đáng kể: cha có hứng thú học môn Toán (M1) giảm 9.4% (từ 53.1% xuống 43.7%), hứng thú gián tiếp với môn Toán (M2 ) tăng 9.4% (từ 46.9% lên 56.3%).

 Kiểm tra sự khác nhau giữa hai lần đo ở nhóm thực nghiệm: cha có hứng thú học môn Toán (M1) giảm 20% (từ 57.1% xuống còn 37.1%). Hứng thú gián tiếp đối với môn Toán tăng 5.7% (từ 42.9% lên 48.6%). Riêng hứng thú trực tiếp đối với môn Toán (M3) tăng rõ nét, tăng 14.3% (từ 0% lên 14.3%). Kết quả kiểm định cho thấy ( p1 − p2 =14.3>tsd =13.2), điều đó nghĩa là sự khác biệt giữa hai lần đo ở nhóm thực nghiệm là có ý nghĩa về phơng diện thống kê.

 Kết quả của lần đo nghiệm thứ hai, HS lớp thực nghiệm có mức độ hứng thú cao hơn HS lớp đối chứng. ở (M3 ): ( p2TNp2ẹC =14.3>tsd =13.7). Điều đó có nghĩa là sau thực nghiệm tác động hứng thú trực tiếp đối với môn Toán đợc tăng lên 14.3%, sự khác nhau này là có ý nghĩa.

Nh vậy, qua thực nghiệm tác động, hứng thú của HS nhóm thực nghiệm đã đợc tăng lên một cách rõ rệt. Kết quả này cho phép khẳng định tác động s phạm có hiệu quả.

Qua phân tích kết quả bảng trên cho thấy, nội dung và phơng pháp thực nghiệm tác động đã tác động khá lớn đến HS thực nghiệm, hứng thú học môn Toán ở các em đợc nâng lên đáng kể so với chính mình và so với các bạn ở lớp đối chứng. Nh vậy, dới sự áp dụng phơng pháp dạy học của GV, HS lớp thực nghiệm đã có hứng thú trực tiếp đối với môn Toán tơng đối tốt, hơn hẳn HS lớp đối chứng bởi lẽ:

- Đa số HS thực nghiệm có điều kiện nắm vững kiến thức Toán hơn. Mặt khác, các em đợc củng cố bài học, luyện tập, giải bài tập một cách có chủ định, có hệ thống, thờng xuyên dới sự tổ chức của GV nên đã hình thành ở các em một số thói quen tốt nh tự ý thức học, tích cực học hơn.

- Trong quá trình thực nghiệm, HS luôn luôn đợc luyện tập với một hệ thống bài tập đa dạng, theo hớng nâng dần mức độ khó, bài tập đợc thiết kế d- ới nhiều hình thức phù hợp với từng loại đối tợng HS làm cho các em thích thú học tập hơn.

- Bằng việc tổ chức các em học nhóm, HS đã giúp đỡ lẫn nhau, các hình thức giải bài tập dới dạng trò chơi dới sự hớng dẫn của GV đã tính đến đặc điểm lứa tuổi, cá nhân và trình độ học lực của HS nên các em ngày càng tích cực, chủ động, say mê hơn đối với việc học môn Toán.

- Ngoài việc tổ chức hoạt động học hợp lý cho HS, GV đã biết động viên kịp thời, đúng mức cần thiết sự cố gắng của HS trong học tập (nhất là đối với HS kém) nên đã khơi gợi niềm vui, kích thích tích tích cực học tập, tạo ra sự tập trung chú ý của HS trong quá trình học tập. Vì thế giờ học Toán trôi nhanh, nghiêm túc, hiệu quả mà không căng thẳng, HS không rơi vào tình trạng mõi mệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình dự giờ thực nghiệm, quan sát (xem phụ lục 10) chúng tôi thu đợc kết quả nh sau:

+ 91.4% HS trật tự, tập trung chú ý; chỉ có 8.6% HS trật tự nhng cha chú ý tốt trong quá trình học toán.

+ Số HS phát biểu ý kiến trong giờ học toán khá nhiều trong đó có 37.1% HS thờng xuyên giơ tay phát biểu; 40% HS phát biểu một vài lần; chỉ còn 22.9% số HS ít khi giơ tay phát biểu . Số câu trả lời đúng ngày càng nhiều hơn.

cùng làm việc với nhau và có sự phân công rõ ràng, có một vài em (11.4%) không trao đổi với bạn do các em học “kém” nên không trao đổi với bạn, khi nào trong nhóm hỏi thì em đó mới trả lời, các em không chủ động hỏi bạn những gì mình cha biết. Số bài giải đúng khi làm việc nhóm rất cao (chiếm gần 100%).

Với những gì chúng tôi quan sát đợc trong quá trình dự giờ cho thấy với những tác động s phạm đã giúp cho HS có hành động tích cực hơn trong quá trình học môn Toán, điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả thu đợc về mức độ hứng thú học môn Toán ở các em. Nh vậy, biện pháp tâm lý s phạm đề ra là có hiệu quả.

Cũng qua quan sát trong các tiết toán dạy thc nghiệm, chúng tôi thấy

nội dung môn Toán đã ảnh hởng đến hứng thú học môn Toán của HS lớp 3. Cụ thể nh sau:

- Trong các giờ học toán về đại lợng (nh bài Thực hành xem đồng hồ, Tiền Việt Nam), toán về yếu tố thống kê (bài Làm quen với thống kê số lợng), toán về hình học (nh bài Diện tích của một hình, Diện tích hình chữ nhật, Diện tích hình vuông), các em rất thích học, hăng hái phát biểu ý kiến, giờ học rất sôi nổi và có hiệu quả.

- Trong các giờ số học, các em cũng tích cực hoạt động, không khí học cũng rất sôi nổi nh ở các bài: Làm quen với chữ số La mã, So sánh các số trong phạm vi 100 000, Phép cộng (trừ) các số trong phạm vi 100 000,...). Cũng là số học nhng bài Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số thì trong giờ học các em có vẽ thụ động, căng thẳng.

Khi phân tích các tiết học này, chúng tôi rút ra kết luận: HS lớp 3 thích học các bài có nội dung kiến thức toán cụ thể, rõ ràng, có liên quan đến cuộc sống, đợc ứng dụng ngay trong thực tế hàng ngày hay những bài có sử dụng đồ dùng dạy học. Còn các bài có nội dung đòi hỏi t duy, lý thuyết nhiều thì các em không thích lắm.

- Thông qua quá trình giải các dạng bài tập: những bài tập toán số đợc các em hứng thú giải hơn (nhất là các bài này đợc GV tổ chức dới hình thức trò chơi) so với những bài toán có lời văn.

3.3.2.3. Kết quả kiểm tra môn Toán

Sau thực nghiệm tác động, chúng tôi tiến hành cho HS lớp thực nghiệm làm kiểm tra môn Toán. Kết quả: Trớc thực nghiệm, trung bình chung điểm

kiểm tra của HS là 7.54; sau thực nghiệm là 8.2.

Kết quả kiểm định, cho thấy sự khác nhau của hai số trung bình chung của lớp thực nghiệm trớc và sau thực nghiệm, so đến từng HS là sự khác nhau đáng tin cậy (tα =2.04< t =2.06) (xem phụ lục 11). Nghĩa là sau thực nghiệm, kết quả học tập môn Toán của HS lớp thực nghiệm có tiến bộ hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn toán ở các em (Trang 90 - 95)