Điều tra chính thức

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn toán ở các em (Trang 46 - 51)

b. Hứng thú trực tiếp trong hoạt động học tập.

2.2.2.Điều tra chính thức

2.2.2.1. Mục đích

Nhằm giải quyết một trong những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: phát hiện đặc điểm hứng thú học môn Toán ở HS tiểu học và xác định những

nguyên nhân của đặc điểm đó.

2.2.2.2. Lựa chọn khách thể nghiên cứu - Khách thể chính:

Trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thăm dò, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 422 HS thuộc 3 trờng tiểu học thuộc huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh: Thị Trấn (151 HS), Nguyễn Đình Chiểu (143 HS) và Bạch Đằng (128 HS) trong học kỳ I, năm học 2005 - 2006.

- Trờng Thị Trấn (ở trung tâm huyện Hoà Thành)

- Trờng Nguyễn Đình Chiểu (trờng chuẩn quốc gia, trờng nằm ở ven thị). - Trờng Bạch Đằng (trờng ở nông thôn).

Chúng tôi chọn 3 địa bàn nghiên cứu khác nhau với mong muốn tìm hiểu những nét chung về hứng thú học môn Toán của HS tiểu học cũng nh những nét riêng do ảnh hởng của môi trờng, hoàn cảnh sống...ở mỗi địa bàn nghiên cứu.

Tại mỗi trờng chúng tôi chọn nghiên cứu ở 2 khối lớp: khối lớp 3 và khối lớp 4, với lý do: HS qua 2 năm học ở tiểu học, hứng thú của các em đối với các môn học nói chung, môn Toán nói riêng thể hiện rõ hơn, các em đã nắm đợc phơng pháp học tập của từng môn học cụ thể ở một mức độ nhất định. Kiến thức toán đã đợc các em lĩnh hội ngày càng vững chắc hơn. Đồng thời ở lứa tuổi này hứng thú học tập của các em nhìn chung đã đợc hình thành.

ở mỗi khối lớp, chúng tôi chọn ngẫu nhiên một lớp học 1buổi/ngày, một lớp học 2buổi/ngày (có trờng cho HS bán trú). Số HS nam và nữ gần tơng đơng nhau.

Sau đây là bảng phân bố mẫu nghiên cứu của đề tài:

Bảng 2.1: Giới thiệu khách thể nghiên cứu

Trờng SLThị Trấn% SLN Đ Chiểu% Bạch ĐằngSL % SLTổng% Giới tính Nam 81 53.6 79 54.5 59 46.1 219 51.7 Nữ 70 46.4 64 45.5 69 53.9 203 48.3 Khối lớp 3 70 46.4 72 50.3 67 52.3 209 49.5 4 81 53.6 71 49.7 61 47.7 213 50.5 HThức học 1buổi/ngày 78 51.7 67 46.2 60 46.9 205 48.3 2buổi/ngày 73 48.3 76 53.8 68 53.1 217 51.7 Tphần Gia đình CB-CNVC 58 38.4 35 24.5 19 14.8 112 26.5 Nông dân 9 6.0 17 11.9 39 30.5 65 15.4 Tphần khác 84 55.6 91 63.6 70 54.7 245 58.1 Tổng hợp chung 151 35.8 143 33.9 128 30.3 422 100.0

- Các khách thể bổ trợ:

+ Giáo viên: 29 GV gồm các GV trực tiếp dạy những HS đựơc nghiên cứu và các GV dạy ở các khối lớp 3 và lớp 4.

+ Cha mẹ HS: 64 CMHS

Một số khách thể phỏng vấn sâu: 25 HS, 30 CMHS, 15 GV,...

2.2.2.3. Nội dung khảo sát

- Đặc điểm hứng thú học môn Toán ở HS tiểu học, biểu hiện qua các mặt sau:

+ Xúc cảm tích cực đối với môn Toán.

+ Nhận thức đầy đủ, rõ ràng những nguyên nhân của xúc cảm đó.

+ Biểu hiện hành động học tập môn Toán ở trên lớp, ngoài lớp (hàng ngày) của HS.

- Một số nguyên nhân ảnh hởng đến đặc điểm hứng thú học môn Toán ở các em. (Thể hiện ở các Phiếu điều tra và tiêu chí đánh giá).

- Tìm hiểu về phơng pháp dạy học môn Toán của GV đang giảng dạy ở những lớp đợc chọn nghiên cứu (thông qua trao đổi và dự giờ).

2.2.2.4. Phơng pháp nghiên cứu và cách tiến hành

a. Phơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phiếu điều tra đợc xây dựng dựa trên hai cơ sở: lý luận về biểu hiện của hứng thú học môn Toán, các yếu tố ảnh hởng và kết quả thực tiễn trong lần khảo sát thăm dò.

Cách xây dựng phiếu: ở đây, chúng tôi xây dựng 3 loại phiếu hỏi:

+ Phiếu điều tra dành cho HS: (mẫu phiếu phụ lục 1). Chúng tôi đa ra 6 câu hỏi (trong đó có câu hỏi đóng và câu hỏi mở) nhằm tìm hiểu khách quan về mức độ yêu thích, sự nhận thức - xúc cảm, các hành động học tập của HS tiểu học trong quá trình học tập, những yếu tố ảnh hởng đến hứng thú học môn Toán của các em.

+ Phiếu điều tra dành cho GV: (mẫu phiếu phụ lục 3), gồm 8 câu hỏi, ngoài những mục đích tơng tự nh phiếu điều tra dành cho HS, phiếu còn tìm hiểu các công việc GV thực hiện trong quá trình dạy trên lớp ảnh hởng đến hứng thú học môn Toán của các em.

+ Phiếu điều tra dành cho CMHS: (mẫu phiếu phụ lục 4), gồm 16 câu hỏi nhằm tìm hiểu sự yêu thích và những biểu hiện của sự yêu thích đó trong thái độ, hành động học toán của HS ở nhà.

- Phát hiện đặc điểm hứng thú học môn Toán của HS tiểu học trớc và sau khi thực nghiệm tác động s phạm.

- Tìm hiểu nguyên nhân của đặc điểm và ảnh hởng của biện pháp tâm lý s phạm đến việc nâng cao hứng thú học môn Toán ở HS.

Cách tiến hành: Đến các trờng theo dự kiến, gặp lãnh đạo trờng nêu mục đích và yêu cầu cần đợc thực hiện.

* Đối với HS: Trong giờ sinh hoạt lớp (hoặc theo sự bố trí của nhà tr- ờng) đến các lớp đợc chọn phổ biến với HS về mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu. Phát phiếu đã in sẵn các câu hỏi đến từng HS và hớng dẫn các em cách trả lời từng câu hỏi. Sau khi HS trả lời xong, thu phiếu và kiểm tra lại việc làm bài của từng em, kịp thời bổ sung cho các câu trả lời thiếu hoặc thừa.

* Đối với GV: Gặp các GV trực tiếp dạy những HS đợc nghiên cứu nhân buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ. Trao đổi về mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu. Phát phiếu đến từng GV, hớng dẫn họ cách trả lời. Thu phiếu, thống kê và xử lý số liệu thu đợc.

* Đối với CMHS: Gặp một số cha mẹ của những HS đợc nghiên cứu nhân cuộc họp phụ huynh định kỳ. Trao đổi về mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu. Phát phiếu đến từng CMHS, hớng dẫn họ cách trả lời. Thu phiếu, thống kê và xử lý số liệu thu đợc.

Ngoài các phiếu điều tra, để việc tìm hiểu nhận thức - xúc cảm của HS một cách sát hơn, chúng tôi xây dựng phiếu hỏi dành cho HS gồm 17 ý (phụ lục 5).

b. Phơng pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn sâu với một số HS, GV, CMHS nhằm thu thập các thông tin, các sự kiện bổ sung về biểu hiện, nguyên nhân hứng thú học môn Toán của HS tiểu học.

Yêu cầu:

+ Khéo léo, tế nhị trong quá trình tiếp xúc với đối tợng. + Nội dung trao đổi dựa theo nội dung của bảng điều tra. + Ghi lại những biểu hiện và nội dung trả lời của đối tợng.

Cách thực hiện:

* Với HS: Trò chuyện với những nhóm HS khác nhau về giới tính, về trình độ..., ngoài ra còn tiến hành làm quen và gặp riêng với một số HS đặc biệt, nhằm tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề cụ thể.

* Với GV: Không chỉ trao đổi với các GV ở các lớp đợc chọn nghiên cứu mà còn tiến hành trao đổi với các GV dạy ở các lớp khác ở khối 3, khối 4 để tìm hiểu những vấn đề khác nhau về đặc điểm hứng thú học môn Toán ở HS các lớp.

* Với CMHS: Trao đổi với một số cha mẹ để tìm hiểu hứng thú của các em đối với môn Toán nh thế nào (Biểu hiện ở nhà, thờng ngày).

c. Phơng pháp quan sát

Chúng tôi dự giờ (tiết toán của HS ở các lớp chọn nghiên cứu) quan sát một số biểu hiện tâm lý của HS trong quá trình học tập môn Toán trong các giờ học, giờ làm bài tập tại lớp...từ đó lợng hóa những điều đã quan sát đợc bổ sung cho các kết quả và kết luận.

Để có những số liệu chân thực, chúng tôi chia lớp thành những nhóm nhỏ để quan sát một cách khách quan, kỹ lỡng.

Trớc khi tiến hành, chúng tôi tìm hiểu sơ bộ về tình hình, đặc điểm của lớp, đặc điểm của GV dạy, nghiên cứu trớc nội dung bài dạy.

Có sự ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận mọi diễn biến trong giờ học (theo mẫu biên bản soạn thảo sẵn).

d. Phơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu các phiếu trả lời, các bài kiểm tra, bài thi của môn Toán nhằm thu thập các số liệu phản ánh tình trạng học tập môn Toán của HS, bổ sung cho các số liệu thu đợc ở các phơng pháp nghiên cứu khác.

Cách tiến hành: Xem xét vở ghi, vở bài tập của HS, cũng nh sổ điểm, sổ theo dõi thi đua của lớp,...

e. Phơng pháp thực nghiệm tự nhiên

Mục đích: Nhằm phát hiện một vài biểu hiện của hứng thú học toán ở HS và kiểm tra lại độ chân thực của một số câu trả lời qua phiếu điều tra ở các em.

Cách tiến hành: Tạo ra các tình huống để phát hiện và xác minh lại các câu trả lời của HS.

Yêu cầu: Tuyệt đối bí mật không cho HS biết trớc tình huống đa ra, không biết trớc mục đích của thực nghiệm để đảm bảo cho HS bộc lộ một cách chân thực và tự nhiên về thái độ của bản thân trớc các tình huống.

Tình huống 1: Bài tập tự nguyện (làm tại nhà) (phụ lục 2)

Mục đích: Nhằm kiểm tra độ tin cậy về sự trả lời của HS đối với các biểu hiện cơ bản của phơng pháp tự học toán nh: việc tự giác, tích cực làm các

bài tập không bắt buộc của HS và việc các em tự tìm ra nhiều cách giải, có những cách giải khái quát cho một bài toán

Cách tiến hành: Vào một tiết toán bình thờng, ngời thực nghiệm yêu cầu GV tham gia thực nghiệm ghi trên bảng 3 bài toán (trong đó bài 1 chỉ có một cách giải, bài 2 có nhiều cách giải, bài 3 có cách giải khái quát) và tuyên bố trớc lớp: hôm nay cô/thầy đa ra một số bài toán, các em sẽ giải chúng một cách tự nguyện tại nhà. Em nào thích có thể làm tất cả các bài toán với mọi cách giải của chúng hoặc cũng có thể làm 1, 2 bài với một cách giải ở mỗi bài hoặc nếu không thích thì không cần làm các bài tập đó. Việc giải các bài tập tự nguyện sẽ không đợc cho điểm, không đợc tuyên dơng về ý thức học tập...mà chỉ giúp các em củng cố lại kiến thức đã học. Vào tiết toán sau, ngời thực nghiệm thu vở của HS và thống kê theo các loại sau:

- Số em có ghi bài, giải đúng bài toán theo một cách. - Số em giải bài toán theo nhiều cách.

- Số em làm tất cả các bài và giải đợc bài toán theo cách giải khái quát. Thực nghiệm này đợc tiến hành qua ba lần để đảm bảo tính khách quan, chính xác và trung thực.

Tình huống 2:

Mục đích: Nhằm xác minh sự “yêu thích” môn Toán của HS.

Chúng tôi giả định: “ Trong tuần sau, GV dạy Thể dục đi công tác, cho nên các em sẽ không học 2 tiết Thể dục này. Nhng nhà trờng không cho phép để trống giờ, vì vậy, lớp sẽ học một môn nào đó lấp vào chỗ trống của 2 tiết Thể dục ấy theo đề nghị chung của lớp. Theo các em, nên học môn nào? Các em nêu tên 3 môn học mà các em đề nghị thay thế. Và nêu lý do tại sao em lại thích thay bằng môn học đó? ”.

Gặp trực tiếp GV dạy Thể dục và GV chủ nhiệm lớp, nêu rõ mục đích của thực nghiệm, trao đổi cách tiến hành và nhờ GV chủ nhiệm lớp thực hiện theo kế hoạch:

- Đa ra tình huống và phát phiếu cho HS. - Hớng dẫn HS trả lời.

- Thu phiếu trả lời.

- Thống kê và xử lý số liệu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn toán ở các em (Trang 46 - 51)