Chuyển đổi cơ cấu sản xuất gắn liền với tổ chức thị trường và tổ chức lại sản xuất

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 98 - 100)

III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM TIẾP TỤC HOÀN CHỈNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT ĐỂ NGÀNH NÔNG

5.Chuyển đổi cơ cấu sản xuất gắn liền với tổ chức thị trường và tổ chức lại sản xuất

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 86

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

- Khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, khuyến khích nông dân nhận đất, nhận rừng phát triển kinh tế hàng hoá; phát triển kinh tế trang trại, khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia dịch vụ chế biến phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Xây dựng củng cố các tập đoàn mạnh (Tổng công ty lương thực, Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty chè) đủ sức vươn lên chiếm lĩnh thị trường thế giới, trở thành chỗ dựa cho nông dân sản xuất hàng hoá.

- Mở rộng liên kết doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân với nông dân để sản xuất ra hàng hoá theo yêu cầu của thị trường, tạo lập mối liên kết hộ nông dân – doanh nghiệp – thị trường, coi đây là biện pháp quan trọng nhất để tạo ra sự ổn định về thị trường cho nông dân, hạn chế yếu tố tự phát trong sản xuất nông nghiệp.

- Khuyến khích hình thành mối liên doanh liên kết da dạng giữa người sản xuất nguyên liệu với các cơ sở chế biến nông sản thông qua mối liên hệ về lợi ích kinh tế. Thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp chế biến nông sản của Nhà nước để người nông dân có thể tham gia mua cổ phần, qua đó gắn được quyền lợi và trách nhiệm của cơ sở chế biến với người sản xuất nguyên liệu.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào tiêu thụ hàng nông sản kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Hình thành các chợ đấu giá hàng nông sản, các trung tâm thương mại để giới thiệu sản phẩm ở các vùng, khu kinh tế cửa khẩu giúp đẩy mạnh giao lưu buôn bán hàng hoá nông phẩm dưới nhiều hình thức đa dạng.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nói chung và thương mại hàng nông sản nói riêng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng nông sản tham gia hội chợ trong nước và quốc tế để tìm kiếm cơ hội và bạn hàng. Nhà nước cũng cần tăng cường thực hiện hợp tác cấp Chính phủ về trao đổi và xuất nhập khẩu hàng hoá nông sản bằng cách ký kết

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 87

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

các hợp đồng cấp Chính phủ về xuất khẩu các mặt hàng nông sản, ví dụ: ký kết các hợp đồng cấp Chính phủ về xuất khẩu các mặt hàng gạo, chè, rau quả...

- Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, cung cấp và xử lý thông tin thị trường một cách chính xác, cập nhật để người sản xuất quyết định đầu tư mở rộng hoặc chuyển đổi sản xuất kinh doanh đúng đắn, kịp thời.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 98 - 100)