III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM TIẾP TỤC HOÀN CHỈNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT ĐỂ NGÀNH NÔNG
7. Xây dựng mối liên kết “4 nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước) trong điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp
nghiệp và Nhà nước) trong điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Nhằm thúc đẩy sự phát của nền nông nghiệp hàng hóa hiện tại, tạo điều kiện cho người sản xuất yên tâm đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng chất lượng và năng suất sản phẩm, hạ giá thành hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường trong quá trình mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 về chính sách “khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản thông qua hợp đồng”. Tiếp sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ thủy sản đã ban hành các Thông tư hướng dẫn quy định việc thực hiện Quyết định này. Thực hiện chính sách này, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc ký kết hợp đồng sản xuất nông lâm thủy sản với nông dân, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Tuy vậy ở nhiều nơi, nông nghiệp vẫn chưa thực hiện được chính sách trên, vẫn chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, chưa thực sự lấy thị trường làm điểm xuất phát của quy hoạch và kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó, một số nơi tuy đã chuyển sang sản xuất hàng hóa nhưng vẫn tiếp tục gặp phải khó khăn trong chế biến, bao tiêu và tiêu thụ sản
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 89
Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38
phẩm, thiếu vốn đầu tư để chuyển đổi cơ cấu sản xuất của mình theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong khi việc áp dụng phương thức hợp đồng giữa các doanh nghiệp và người sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Hiện tượng phá vỡ hay lạm dụng hợp đồng vẫn xảy ra. Các bên tham gia hợp đồng thiếu sự hỗ trợ của các nghành liên quan như: viện nghiên cứu, trung tâm khuyến nông ngân hàng, các ngành Tài chính, Hải quan, Thương mại… Do vậy hiệu quả của hình thức hợp đồng này còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, muốn điều chỉnh cơ cấu sản xuất để nông nghiệp Việt Nam thực sự trở thành nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế đòi hỏi phải có mối liên kết chặt chẽ và có hiệu quả của các bên: Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước và ngân hàng trong các hoạt động chuyển đổi cơ cấu sản xuất và trong chế biến và tiêu thụ nông phẩm. Những liên kết nay thể hiện như sau:
Nhà khoa học bao gồm các cán bộ nghiên cứu của các viện trường, các cán bộ khuyến nông của hệ thống khuyến nông Nhà nước và khuyến nông tự nguyện. Liên kết nhà khoa học với nhà nhà nông được thể hiện ở sự hợp tác trong việc xác định các ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao có hiệu quả và chịu trách nhiệm về các kỹ thuật tiến bộ được áp dụng vào sản xuất, giúp nhà nông nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản. Mặt khác, các nhà khoa học có thị trường để bán các sản phẩm khoa học – công nghệ và có “đất” để áp dụng các kết quả nghiên cứu của họ.
Nhà doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp chế biến, bao tiêu nông sản phẩm. Liên kết giữa nhà doanh nghiệp với nhà nông thể hiện ở việc hướng dẫn giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng kỹ thuật khoa học tiến bộ vào sản xuất, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thỏa thuận, đảm bảo lợi ích của cả hai bên, giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng đáp ứng tốt nhất
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 90
Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38
nhu cầu của thị trường, nâng cao năng suất thu nhập cho người sản xuất và người cung tiêu nông phẩm.
Ngân hàng bao gồm các Ngân hàng thương mại và các tổ chức Tín dụng, thuộc sự quản lý của Nhà nước. Liên kết giữa ngân hàng và nhà nông thể hiện ở việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của nhà nông về huy động vốn và cho vay tín dụng để đảm bảo cho nhà nông có đủ vốn để đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế rủi ro và thất thoát vốn.
Nhà nông là những người trực tiếp làm ra sản phẩm nông nghiệp, bao gồm các hộ nông dân, các trang trại, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và HTX. Liên kết nhà nông với nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng và Nhà nước thể hiện ở 4 mặt sau:
- Cùng với nhà khoa học, xác định các ưu tiên nghiên cứu, thẩm định các kết quả, tiếp nhận và chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ đã được khẳng định đồng thời thực hiện việc chi trả chi phí cho các sản phẩm khoa học đã được ứng dụng.
- Thực hiện các cam kết trong hợp đồng đã ký với nhà doanh nghiệp về bao tiêu, chế biến nông sản phẩm.
- Thực hiện các cam kết với ngân hàng trong thanh toán tiền vay và tiền lãi đúng kỳ hạn.
- Thực hiện tốt các quy định pháp lý về sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm do Nhà nước quy định.
Tất cả các việc làm trên sẽ góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học , kinh doanh từ đó giúp chúng tiếp tục tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn về khoa học công nghệ, vốn đầu tư cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất tiếp theo trong nghành nông nghiệp.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 91
Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38
Nhà nước bao gồm các Bộ, ngành mà trọng tâm là Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn, Bộ thủy sản, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp… Mối liên hệ giữa Nhà nước với nhà nông, giữa Nhà nước với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thể hiện chủ yếu ở 3 mặt sau:
- Xây dựng hành lang pháp lý cho các bên nói trên để thực hiện liên kết có hiệu quả trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đổi mới giống cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng năng suất, trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Hướng dẫn và giám sát các bên tham gia thực hiện có hiệu quả quá trình liên kết.
- Cung cấp kịp thời các thông tin về cung cầu, giá cả sản phẩm giúp cho nhà nông, nhà doanh nghiệp và các bên liên quan có những quyết định điêù chỉnh cơ cấu sản xuất – kinh doanh kịp thời và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Các mối liên kết trên (được thể hiện ở Phụ lục 6) nếu được thực hiện tốt sẽ là điều điều kiện đảm bảo cho khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu, gắn với thực tiễn sản xuất, công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ sẽ có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có nguồn cung cấp nông sản nông sản ổn định cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, người nông dân yên tâm đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản xuất vì được tiếp cận đến khoa học, công nghệ tiên tiến và vốn, còn ngân hàng sẽ thực hiện tốt hơn chức năng kinh doanh tiền tệ. Tất cả các điều trên đảm bảo cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
Với những ưu điểm đã phân tích, nếu các mối liên kết giữa nhà nông với nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng và Nhà nước được tăng cường,
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 92
Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38
phát triển đúng hướng và hiệu quả, chắc chắn sẽ tạo đà cho nông nghiệp nước ta phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa dựa trên nhu cầu của thị trường để vững vàng hội nhập vào nền nông nghiệp ASEAN và quốc tế trong thời gian tới.