Cơ cấu giá trị ngành ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 65 - 67)

III. THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA

1.3.Cơ cấu giá trị ngành ngư nghiệp

Trong hơn một thập kỷ qua ngành ngư nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh (đạt bình quân 11%/năm) đưa giá trị sản lượng thuỷ sản từ 81325,2 tỷ (năm 1990) lên 28100,1 tỷ (năm 2002), theo giá cố định 1994. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khai thác thuỷ sản đạt 9%/năm và của ngành nuôi trồng là 14%/năm trong cùng thời kỳ 1990-2002. Cơ cấu sản lượng ngành thuỷ sản đang phát triển theo xu hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, giảm tỷ trọng đánh bắt. Xu hướng này càng được thể hiện rõ nét trong những năm gần đây.(Xem phụ lục số 6)

Do là ngành đặc thù, nên sản xuất thuỷ sản phân bố không đều giữa các vùng tự nhiên trong cả nước, chủ yếu phát triển mạnh ở những tỉnh ven biển (cả nuôi trồng và đánh bắt). Các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ chiếm tới trên 85% giá trị sản lượng thuỷ sản cả nước. Vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ lệ 5-6% (chủ yếu phát triển ở các tỉnh ven biển). Các tỉnh xa biển thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm tỷ trọng rất nhỏ về sản lượng thuỷ sản (chiếm trên dưới 1%).

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở hai vùng đồng bằng lớn của cả nước, trong đó đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 60% về sản lượng và 67,6% về giá trị hàng thuỷ sản sản xuất ra của cả nước, các vùng còn lại đều chiếm tỷ trọng nhỏ. Vùng ven biển miền Trung tuy có lợi thế về phát triển kinh tế nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển nhưng cũng chỉ mới chiếm khoảng 8% sản lượng và sản xuất của cả nước.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 55

Có thể thấy giá trị sản phẩm của thuỷ sản nuôi trồng ở miền Nam cao hơn so với miền Bắc. Điều này thể hiện ở mối quan hệ giữa cơ cấu sản lượng và cơ cấu giá trị sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. Về cơ cấu sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong những năm gần đẩy hai miền tương ứng là 70,61% và 29,39%, cơ cấu giá trị tương ứng là 80,8% và 19,2%.

2. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng nông sản

Từ năm 1995 trở lại đây, mặc dầu tỷ trọng hàng nông - lâm - thuỷ sản xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của cả nước giảm từ 46,3% xuống 32,5% (thời kỳ 1995-2002), nhưng về giá trị tuyệt đối, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tăng gấp hơn 2 lần (từ 2521,1 triệu USD năm 1995 lên 3425 triệu USD năm 2002), góp phần đưa tỷ trọng kim ngạch hàng nông sản xuất khẩu trong tổng GDP nông nghiệp lên trên 50%. Nhiều mặt hàng có: tỷ suất xuất khẩu/giá trị sản xuất ra rất cao như: cà phê, điều (trên 90%). Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã vươn lên xác định được vị thế của mình trên thị trường khu vực ASEAN và thế giới như: lúa gạo, cà phê, điều, hàng thuỷ sản, cao su .v.v. (Xem Phụ lục 5). Đây là xu hướng phát triển nông theo hướng phục vụ xuất khẩu và cũng phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực ASEAN/AFTA và quốc tế của Việt Nam.

Trong cơ cấu hàng nông - lâm - thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam những năm qua, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn (bình quân thời kỳ 1995-2002 chiếm tới 62,42% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành), trong đó các sản phẩm xuất khẩu quan trọng là gạo (24%), cà phê (13,5%), điều (4,4%).v.v. Điều đáng lưu ý là giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi còn rất khiêm tốn, các sản phẩm rau quả - là ưu thế của nông nghiệp nhiệt đới - cũng chỉ chiếm 2,35% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Điều này cho thấy những bất cập trong chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng như trong các giải pháp để đi vào khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 56

của đất nước, đẩy mạnh xuất khẩu nông phẩm và chủ động hội nhập vào nền nông nghiệp khu vực và thế giới, mà trước mắt đó là vào AFTA/ASEAN.

Trong cùng thời kỳ trên, giá trị xuất khẩu của hàng thuỷ sản đã tăng gấp 3 lần, từ 621,4 triệu USD năm 1995 lên gần 1 tỷ USD năm 1999, và đặc biệt tăng nhanh trong những năm gần đây (đạt 202,4 triệu USD và năm 2002), nhờ đó đã đẩy nhanh tỷ trọng giá trị hàng thuỷ sản trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng nông - lâm - ngư nghiệp. Thuỷ sản đang khẳng định được vai trò và vị trí của mình không chỉ trên thị trưòng trong nước mà cả trên thị trường khu vực ASEAN và quốc tế.

Hàng lâm sản xuất khẩu mới chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông - lâm - thuỷ sản (dưới 6%) và có xu hứóng giảm. Điều này cho thấy hàng lâm sản nói riêng và ngành lâm nghiệp nói chung còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác lợi thế so sánh và mở rộng thị trường.

Những biến động trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông - lâm - thuỷ sản thời gian qua cho thấy Việt Nam cần thiết phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp để một mặt vừa giữ vững thị phần của những mặt hàng đã xác định được vị thế trên thị trường thế giới, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại để tăng khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường cho các mặt hàng nông - lâm - thuỷ hải sản khác, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực đối với các mặt hàng cùng loại từ các nước ASEAN khác, đặc biệt khi CEPT/AFTA hoàn thành trong một vài năm sắp tới.

3. Một số chính sách liên quan đến điều chỉnh cơ cấu sản xuất và mở rộng xuất khẩu mặt hàng nông sản ở Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 65 - 67)