III. THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA
1.2. Cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp
Giá trị sản xuất lâm nghiệp trong thời kỳ 1990-2002 tăng bình quân với tốc độ 2%/năm, từ 4960 tỷ đồng năm 1990 lên 6175 tỷ đồng năm 2002 (theo giá cố định 1994) (Xem phụ lục số5). Có thể nói, giá trị sản lượng của ngành lâm nghiệp còn lệ thuộc quá nhiều vào khai thác lâm sản (chiếm 70 - 80% giá trị toàn ngành). Giá trị của trồng rừng và nuôi rừng tăng chậm từ 15 - 20% trong hơn một thập kỷ qua, trong khi trồng và nuôi rừng là là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho ngành ngành lâm nghiệp phát triển bền vững. Mặt khác, tỷ lệ che phủ hiện nay mới đạt 35,1%, diện tích đất trống đồi trọc còn nhiều, do vậy ngành lâm nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc trồng mới và bảo vệ rừng, đảm bảo cải thiện môi trường sinh thái để phát triển bền vững.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 53
Trong thời gian qua giá trị sản lượng lâm nghiệp tăng không đều giữa các vùng. Vùng Đông Bắc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (9%/năm), vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc là 6%, còn các địa phương khác đều có tốc độ tăng trưởng âm (từ -1 đến -2%), thấp nhất là vùng Tây Nguyên (-4%). Điều này cho thấy sự phát triển thiếu bền vững của ngành lâm nghiệp. Cụ thể, Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất (1/3 diện tích rừng cả nước) cũng là vùng có tốc độ tăng trưởng âm cao nhất. Vùng có tỷ lệ diện tích diện tích rừng trồng cao nhất (vùng Đông Bắc chiếm 31,4%) cũng là vùng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 5 năm trở lại đây. Tại nhiều vùng, rừng đã bị khai thác cạn kiệt, nhất là rừng tự nhiên. Điều này càng khẳng định muốn phát triển bền vững thì phải tăng cường trồng và bảo vệ rừng, đi đôi với việc sử dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm từ rừng.
Trong 5 năm lại đây (1997-2002), diện tích rừng toàn quốc đã tăng từ 10,17 triệu ha (năm 1997) lên 11,36 triệu ha (năm 2002), trong đó diện tích rừng tự nhiên đã tăng tương ứng từ 8,97 triệu ha lên 9,59 triệu ha, diện tích rừng trồng tăng từ 1,38 triệu ha lên 1,96 triệu ha. Đây là kết quả của việc thực hiện hàng loạt các cố gắng về trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng. Mặc dù về số tuyệt đối cả diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên đều tăng, nhưng cơ cấu rừng trồng và rừng tự nhiên thời gian qua hầu như không có sự thay đổi, rừng tự nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn (86,43 % năm 1997 và 84,41% năm 2001). Điều này cho thấy chúng ta cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc trồng mới rừng trong thời gian tới.
Hiện nay lâm sản (ngoài gỗ) là lợi thế của rừng nhiệt đới chưa được chú trọng khai thác hợp lý. Trong khi đó công nghiệp chế biến để tăng giá trị sản phẩm, tận dụng các phế liệu để chế biến thành các lâm phẩm có giá trị còn yếu làm cho các sản phẩm lâm nghiệp của Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp không đáp ứng được đúng và đủ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 54
nước và quốc tế. Điều này càng chứng tỏ sự thiếu hợp lý trong cơ cấu ngành lâm nghiệp, cả về nuôi trồng lẫn khai thác và chế biến, vẫn còn rất lớn đòi hỏi phải sớm có sự điều chỉnh trong thời gian tới, nhất là khi thời hạn hội nhập đầy đủ của nền nông nghiệp nước ta vào AFTA đang đến gần.