Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm nông sản cụ thể trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 86 - 90)

II. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚ

2.Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm nông sản cụ thể trong thời gian tớ

nông sản cụ thể trong thời gian tới

Trước những đòi hỏi mới của quá trình hội nhập vào ASEAN/AFTA, trong một vài năm tới, chúng ta phải có những điều chỉnh hợp lý trong cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) bằng cách tăng tỷ trọng của ngành ngư, lâm nghiệp và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp thuần tuý. Trong ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp, chúng ta cần giảm tỷ trọng của nhóm cây lương thực xuống, tăng tỷ trọng của nhóm cây công nghiệp và ăn quả lên. Việc điều chỉnh cụ thể với từng nhóm sẽ được thực hiện như sau:

- Đối với sản xuất lương thực: Nâng cao hiệu quả của sản xuất lúa gạo trên cơ sở xây dựng các vùng sản xuất tập trung để có điều kiện đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới nhất như tiến bộ về giống mới vào sản xuất (ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long), hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành thấp gắn với chế biến và tiêu thụ. Chuyển một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất các loại sản phẩm cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn như: đất khô hạn chuyển sang trồng cây màu, cây ăn quả, cây công nghiệp hoặc cây rừng, đất trũng ở đồng bằng không thuận tiện tưới tiêu, trồng lúa cho năng suất bấp bênh, cải tạo để chuyển sang nuôi thả thuỷ sản kết hợp trồng cây ăn quả; đất ven biển, vùng cát ven biển cải tạo để chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản; đất ven đô thị chuyển sang

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 74

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

trồng các loại rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính người dân đô thị... Chúng ta không nên sản xuất lúa bằng mọi giá ở những vùng miền núi có điều kiện sản xuất khó khăn, không thuận tiện cho trồng lúa, đồng thời cũng cần sớm giải quyết dứt điểm, có hiệu quả tình trạng đốt rừng làm nương rẫy và du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số, để bảo vệ các cánh rừng phòng hộ, từ đó gián tiếp bảo vệ các vùng đất canh tác nông nghiệp ở vùng trung du và đồng bằng chống lại các thiên tai nguy hại cho sản xuất nông nghiệp như nạn sụt lở đất, lũ lụt, xói mòn đất canh tác, giảm lượng nước ngầm trong đất…, góp phần vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như vào sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững cho đất nước.

- Đối với sản xuất cây công nghiệp: Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái, hình thành vùng sản xuất tập trung các loại cây công nghiệp làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản. Chú trọng đặc biệt đến công tác giống cây trồng, ứng dụng công nghệ sinh học, biện pháp canh tác tiên tiến vào sản xuất, từng bước thực hiện cơ giới hoá sản xuất, trước hết là các khâu nặng nhọc, độc hại... Cụ thể là: đối với cây cà phê, không phát triển thêm diện tích cà phê vối, giữ lại diện tích cà phê có điều kiện thâm canh, nhất là về nước tưới, tập trung phát triển diện tích cà phê chè ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Đối với cây điều, có thể mở rộng thêm diện tích trồng mới nhưng đặc biệt chú ý đến việc nâng cao chất lượng giống điều do diện tích điều trồng trước đây, chủ yếu là sử dụng giống cũ năng suất thấp. Đối với cây chè thực hiện thâm canh vườn chè nhất là các loại chè cao cấp trồng vùng cao. Đối với cao su, tập trung thâm canh diện tích cao su hiện có, phát triển cao su ở những nơi có điều kiện thích hợp, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao...

- Đối với sản xuất rau màu và hoa quả: Đưa ngành rau quả trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, trong đó: Phát triển mạnh cây ăn quả bằng giống có chất lượng cao, sạch bệnh, chú trọng phát triển các loại cây ăn

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 75

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

quả nhiệt đới (nhãn, vải, xoài, dừa, chuối…). Hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rau, giảm dư lượng thuốc trừ sâu, tăng dần diện tích trồng rau theo quy trình rau sạch. Đầu tư công nghệ bảo quả rau tươi, đóng gói bao bì phù hợp để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu nội tiêu. Hỗ trợ nâng cấp cải tạo các nhà máy cũ hiện có và lắp mới các dây chuyền chế biến đồng bộ, hiện đại, phục vụ cho công tác xuất khẩu mặt hàng này.

- Đối với phát triển chăn nuôi: Thực hiện khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhất là dưới hình thức trang trại với quy mô thích hợp ở từng vùng, trên cơ sở đó quy hoạch hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá tập trung an toàn dịch bệnh gắn với đầu tư, nâng cấp các cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống vật nuôi, thức ăn công nghiệp, đáp ứng đủ cho nhu cầu chăn nuôi, kết hợp với tăng cường công tác thú y và kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra. Cụ thể là:

+ Chăn nuôi lợn: Đẩy mạnh chăn nuôi lợn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên cơ sở phát triển hình thức chăn nuôi hộ trang trại với quy mô lớn, sử dụng các giống lợn có chất lượng cao và quy trình chăn nuôi phù hợp với yêu cầu của thị trường, gắn với việc xây dựng mới các cơ sở chế biến đạt trình độ quốc tế, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, xuất khẩu trên 80 nghìn tấn thịt, trước hết là lợn sữa, lợn choai. Cải tạo nâng cấp các cơ sở chế biến cũ, đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thịt với tổng công suất 85 ngàn tấn/năm.

+ Chăn nuôi bò: Tiếp tục đẩy mạnh Sind hoá đàn bò để nâng cao chất lượng thịt, tạo đàn bò nền để phát triển đàn bò lai hướng sữa, phấn đấu năm 2005 có đàn bò thịt 4,4 triệu con, đàn bò sữa trên 100 nghìn con, sản lượng sữa 150 nghìn tấn, đáp ứng 25% nhu cầu trong nước. Từ 2001-2005 tiếp tục đầu tư phát triển thêm năng lực chế biến sữa các vùng có chăn nuôi bò sữa và thị trường tiêu thụ lớn.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 76

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

+ Chăn nuôi gia cầm: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà lấy thịt và trứng. Đặc biệt chú trọng phát triển chăn nuôi gà thả vườn chất lượng cao ở các vùng trung du. Phát triển chăn nuôi vịt ở đồng bằng sông Cửu Long và các vùng ven biển bằng các giốn mới có năng suất cao.

+ Phát triển chăn nuôi dê, ong động vật quý để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Đối với lâm nghiệp: Thực hiện tiếp tục việc bảo vệ có hiệu quả và phát triển diện tích rừng hiện có, nâng cao trữ lượng và chất lượng rừng nhất là đối với rừng phòng hộ xung yếu, rất xung yếu, rừng đặc dụng. Quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch để phát triển vùng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến nhất là chế biến bột giấy, ván nhân tạo, ván dăm, ván ép và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Phát triển chế biến các loai sản phẩm đồ gỗ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu lâm sản lên 600 triệu USD vào năm 2005. Chuẩn bị và triển khai thực hiện thực hiện chương trình sản xuất giấy và bột giấy với sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh trồng rừng, thực hiện đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào trồng và phát triển rừng, tập trung phát triển công nghệ giống nhằm đảm bảo cung cấp đủ giống chất lượng cao cho công tác trồng rừng. Khuyến khích và thực hiện xã hội hoá trồng rừng, giao rừng cho người dân và cộng đồng chăm sóc, bảo vệ, hạn chế và dần dần đi đến chấm dứt phá rừng làm nương rẫy. Thực hiện đổi mới quản lý đối với lâm trường quốc doanh, rà soát và giao lại những diện tích rừng, đất rừng mà lâm trường đã bao chiếm, sử dụng kém hiệu quả để chuyển lại cho chính quyền địa phương giao cho dân và cộng đồng để thực hiện đầu tư trồng rừng mới. Tiếp tục việc giao đất khoán rừng, khoán quản lý bảo vệ 11 triệu ha rừng, làm giàu 555 nghìn ha rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung 800 nghìn ha, trồng rừng nguyên liệu chủ lực 1,6 triệu ha.

- Đối với thuỷ sản: Thực hiện đồng bộ chương trình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản kết hợp với đầu tư phát triển quy trình chế biến hiện đại, đảm

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 77

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm với mục tiêu đạt tổng sản lượng 2,55 triệu tấn vào năm 2005 (trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm 50%), kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD.

Trong nuôi trồng thuỷ sản, chú trọng nuôi trồng theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng nước biển, nước lợ và nước ngọt. Quy hoạch và hướng dẫn ngư dân thực hiện khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích mặt nước có khả năng nuôi thả thuỷ sản, bao gồm cả số diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu, lai tạo và tuyển chọn để sản xuất ra con giống có chất lượng tốt, không bị bệnh; hướng dẫn người nuôi trồng thuỷ sản kỹ thuật tiên tiến nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 86 - 90)