Tập trung sản xuất những mặt hàng ViệtNam có lợi thế so sánh

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 97 - 98)

III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM TIẾP TỤC HOÀN CHỈNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT ĐỂ NGÀNH NÔNG

4. Tập trung sản xuất những mặt hàng ViệtNam có lợi thế so sánh

Trong quá trình mở cửa và hội nhập vào nền nông nghiệp ASEAN và quốc tế, mức độ cạnh tranh của hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng kể cả hàng nông sản chế biến và những mặt hàng truyền thống có thị trường trong nước tương đối ổn định, hoặc chưa chế biến sẽ càng trở nên gay gắt, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường trong nước, do hàng hoá cùng loại được nước ngoài sản xuất ra với chi phí thấp hơn, chất lượng cao hơn. Chẳng hạn, gạo phẩm cấp cao của Việt Nam phải tính đến có khả năng cạnh tranh được với gạo cùng loại của Thái lan hay không, hoa quả

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 85

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

sản xuất trong nước có thể cạnh tranh với hoa quả nhập từ các nước ASEAN vào hay không...

Khi CEPT/AFTA được đưa vào thực hiện, Chính phủ sẽ không thể can thiệp để bảo hộ sản xuất trong nước bằng các biện pháp như chế hạn định lượng hay tăng thuế suất nhập khẩu hoặc sử dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan khác được nữa. Điều này có nghĩa là những ngành sản xuất nông nghiệp mà không có lợi thế so sánh, không cạnh tranh được ngay cả trên thị trường trong nước thì hầu như không còn cơ hội để giữ vững và mở rộng thị phần. Cách tồn tại và phát triển tốt nhất, cách phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất là phát triển những ngành có lợi thế so sánh ngay từ bây giờ, còn các ngành có sức cạnh tranh trung bình cũng như sức cạnh tranh yếu cũng cần tranh thủ thời gian tìm cách xác định vị thế của mình trên thị trường để tồn tại và phát triển. Các ngành, các địa phương, trong công tác quy hoạch của mình cần phải xem xét cẩn trọng những lợi thế so sánh của địa phương mình đồng thời phải tính đến các cam kết quốc tế của Việt Nam để tránh đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực không đem lại hy vọng về nâng cao khả năng cạnh tranh.

Rà soát lại quy mô, lộ trình phát triển của từng ngành hàng đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trước hết tập trung phát triển các ngành sản xuất chính như: lúa gạo, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, cây ăn quả nhiệt đới, lợn, trâu bò, gia cầm, muối... Dựa trên tín hiệu thị trường để xác định khối lượng mỗi loại sản phẩm cần sản xuất trong mỗi thời kỳ, để bố trí sản xuất ở những địa bàn thuận lợi nhất trong 7 vùng tự nhiên của cả nước, để áp dụng những tiến bộ khoa học tiên tiến, xếp theo thứ tự ưu tiên ở mỗi vùng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)