Chính sách đất đa

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 68 - 71)

III. THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA

3. Một số chính sách liên quan đến điều chỉnh cơ cấu sản xuất và mở rộng xuất khẩu mặt hàng nông sản ở Việt Nam trong thời gian qua

3.1. Chính sách đất đa

Chính sách đất đai có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam là do: Một là, đất đai là địa bàn diễn ra quá trình điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, tiểu vùng. Điều này càng có ý nghĩa đối với Việt Nam - một nước mà tại đó sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, số người phụ thuộc vào nông nghiệp còn nhiều,trong khi bình quân đất canh tác lại rất thấp (1034 m2/người và 1938 m2/lao động nông nghiệp), sự phân bổ giữa các vùng rất không đều. Hai là,

chính sách đất đai là yếu tố quyết định nhằm phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của kinh tế hộ, vừa là động lực chủ yếu của tăng trưởng nông nghiệp trong suốt hơn một thập kỷ rưỡi qua.

Do chính sách đất đai có ý nghĩa quan trọng với điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp như vậy, nên đã giành được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nhiều chính sách về đất đai đã được ban hành, trong đó quan trọng nhất phải kể đến Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi một số điều của Luật đất đai năm

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 58

2001. Chính phủ cũng ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật này. Theo đó, đất đai được giao tới tận hộ để sử dụng ổn định lâu dài, tạo điều kiện để nông dân thực sự tự chủ trên mảnh đất được giao. Mức huy động đóng góp theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng được hạ thấp dần (so với Pháp lệnh cũ giảm 3%), diện được miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng được mở rộng. Bên cạnh đó, người nông dân còn được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất. Nhờ mở rộng thêm quyền hạn cho người sử dụng đất nên đã tạo ra được nhiều ảnh hưởng tích cực tới nông dân và sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân sử dụng có hiệu quả diện tích đất đai hiện có.

Bên cạnh những thuận lợi, chính sách đất đai cũng đồng thời làm nảy sinh nhiều khó khăn ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cụ thể:

 Tại nhiều vùng, đất đai vẫn bị sử dụng kém hiệu quả, công tác quy hoạch vùng chưa sát thực tế, một số nơi nông dân tự phát chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên đã xảy ra hiện tượng trồng rồi chặt gây lãng phí.

 Việc trao các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng là tiền đề để thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất, khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hoá theo hướng khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng điạ phương. Tuy nhiên trên thực tế, quá trình tích tụ tập trung ruộng đất diễn ra chậm chạp do có những khó khăn về sử dụng Giấy chứng nhận QSD đất sau chuyển đổi, do tâm lý không muốn có sự thay đổi của người nông dân .v.v.

 Diện tích đất giao khoán manh mún, gây khó khăn cho việc quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất hộ gia đình. Các hộ tuy đã tiến hành chuyển đổi ruộng đất cho nhau để tiện canh tác, nhưng quá trình này còn diễn ra tự phát, chưa có sự hướng dẫn và tổ chức thực hiện thống nhất giữa

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 59

các địa phương, nhiều nơi nông dân tự chuyển đổi “ngầm” cho nhau gây nên tình trạng biến động về đất đai rất khó quản lý.

 Mặc dù người sử dụng đất được hưởng 7 quyền theo quy định của Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn dưới Luật cũng đã có, nhưng người nông dân cần có hướng dẫn cụ thể hơn mới có thể thực sự thực hiện được các quyền lợi này.

 Việc đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp theo hạng đất lúa là không công bằng giữa người trồng cây lương thực với trồng cây công nghiệp và giữa những người trồng cây công nghiệp với nhau.

 Để sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị kinh tế cao có độ đồng đều về chất lượng, chủng loại và mẫu mã đòi hỏi phải có một quy mô diện tích nhất định. Nhưng hiện nay hầu hết các hộ sản nông nghiệp nước ta hiện nay đều có quy mô diện tích đất không lớn, trong khi quá trình tích tụ tập trung ruộng đất diễn ra rất chậm chạp.

 Chưa có quy hoạch rõ ràng về đất đai dành cho phát triển công nghiệp nông thôn, xây dựng cở hạ tầng và phúc lợi ở địa phương. Điều này gây khó khăn cho phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, làm chậm quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng.

 Ở vùng miền núi, các doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước còn bao chiếm nhiều diện tích, nhưng sử dụng kém hiệu quả, chậm chuyển giao cho hộ nông dân nên gây ảnh hưởng tiêu cực tới chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Tất cả những tồn tại trên phải được nhanh chóng khắc phục triệt để mới có thể làm cho chính sách đất đai thực sự phát huy được vai trò chủ đạo của nó trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng, cũng như toàn ngành nông nghiệp nói chung cho phù hợp với quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế của đất nước hiện nay.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 60

3.2. Chính sách giá c

Trong cơ chế thị trường, tín hiệu của giá cả giúp hướng các nguồn tài nguyên của đất nước vào việc sử dụng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, Chính phủ nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, can thiệp vào giá cả nhằm tăng sản lượng nông sản hàng hoá, ổn định giá cả, đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu với giá rẻ cho công nghiệp để thực hiện tích luỹ cho công nghiệp hoá. Đối với Việt Nam, Chính phủ ta tuy không can thiệp trực tiếp vào giá cả hàng hoá như trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhưng vẫn duy trì cơ chế điều chỉnh giá cả thị trường trong nước và chính sách xuất nhập khẩu để giữ giá có lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm và các cây trồng khác.

Nhờ thực hiện cải cách kinh tế nói chung và tự do hoá giá cả nói riêng trong những năm vừa qua, giá cả hàng nông sản (nhất là các mặt hàng thực phẩm) đã tăng lên làm giảm dần giá cánh kéo so với mặt bằng giá chung trên thị trường. Các chính sách về giá của Nhà nước đã tạo ra sự khích lệ, khuyến khích sản xuất phát triển. Kết quả là từ một nước nhập khẩu, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Gần đây trong xu thế tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế khu vực ASEAN và quốc tế, Chính phủ đã loại bỏ dần những biện pháp can thiệp phi thuế quan, như: quota, kiểm soát số lượng, đầu mối xuất nhập khẩu .v.v. Ví dụ, đối với xuất khẩu gạo, trong năm 1998, Chính phủ đã sửa đổi chính sách cho phép số lượng các doanh nghiệp được trực tiếp xuất nhập khẩu nhiều hơn (kể cả doanh nghiệp tư nhân cũng được phép xuất khẩu gạo), tăng khối lượng quota xuất khẩu.v.v. Những thay đổi này đã góp phần cải thiện giá cả, giảm dần khoảng cách về giá xuất khẩu so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)