Một số vấn đề rút ra từ kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập AFTA của một số nước ASEAN

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 38 - 41)

IV. KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO

3.Một số vấn đề rút ra từ kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập AFTA của một số nước ASEAN

nghiệp trong quá trình hội nhập AFTA của một số nước ASEAN

Qua kinh nghiệm và thực tiễn trong điều chỉn cơ cấu nông nghiệp của các nước ASEAN như đã phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng không có một mô hình phổ quát cho việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập AFTA. Tuy nhiên, với trường hợp của Việt Nam, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề cơ bản như sau:

3.1. Về lựa chọn chiến lược điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Trong quá trình xây dựng chiến lược điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp, các nước đều có tính đến phân công lao động khu vực. Nghĩa là mỗi nước đều tập trung đầu tư cho một số mặt hàng mũi nhọn dựa trên các lợi thế sau:

- Lợi thế về điều kiện tự nhiên. - Lợi thế về lao động.

- Lợi thế về công nghệ sản xuất và chế biến. - Lợi thế về nhu cầu thị trường.

- Lợi thế về các yếu tố truyền thống.

Cụ thể là, Malaysia đẩy mạnh sản xuất, chế biến dầu cọ, cao su, ca cao; Thái Lan thì lúa gạo, đường và thuỷ sản; Inđônêxia thì lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản; Philippin thì chăn nuôi, thuỷ sản, lúa gạo... Rõ ràng sự khai thác lợi thế của từng nước có tính đến phân công lao động giữa các nước trong khối đã thúc đẩy tăng trưởng về chất, cũng như giảm chi phí, tăng năng suất lao động

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 29

và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vốn đầu tư, giúp cho việc đầu tư tập trung và có trọng điểm.

3.2. Phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng

thị trường mở

Để phát huy tối đa lợi thế so sánh, các nước đều tập trung vào sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông nghiệp chính với khối lượng lớn, giá cả thấp, nhằm vươn ra thị trường thế giới, đồng thời chấp nhận nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp không có khả năng cạnh tranh hoặc nếu sản xuất thì giá trị gia tăng không lớn, hiệu quả kinh tế không cao so với việc sử dụng các nguồn lực trong nước tiến hành sản xuất các sản phẩm khác. Chẳng hạn Philippin sản xuất nhiều gạo phẩm cấp cao, nhưng lại nhập lương thực phẩm cấp thấp làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Thái Lan đang đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản đã qua chế biến nên tốc độ gia tăng xuất khẩu gạo chững lại, đồng thời giảm xuất khẩu ngô, tăng nhập khẩu đậu tương...

3.3. Duy trì và ổn định thị trường trong nước bằng những phương

thức khác nhau

Trong khi tập trung cho các mũi nhọn sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, các nước ASEAN vẫn chú ý tới việc duy trì và ổn định thị trường trong nước. Những nước có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ thì tập trung hơn vào những ngành mũi nhọn để tăng cường xuất khẩu (như Malaysia). Còn những nước khác thì lựa chọn phương thức phát triển đa ngành, đa nghề, đa dạng hoá sản phẩm. Việc lựa chọn này, một mặt để ổn định thị trường rộng lớn, đông dân trong nước với nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng; mặt khác là để hạn chế rủi ro khi thị trường thế giới biến động. Điều này ta có thể thấy rất rõ ở những nước đông dân cư, lãnh thổ rộng lớn, như: Inđônêxia, Philippin, Thái Lan.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 30

3.4. Về trường hợp của Việt Nam

Việt Nam đã cam kết lịch trình thực hiện các quy định của AFTA bằng việc công bố Danh mục thực hiện cắt giảm thuế, theo đó ngành nông nghiệp Việt Nam có lịch trình hội nhập AFTA tương đối sớm hơn so với các ngành khác. Nếu xét về vấn đề lựa chọn mô hình điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp để hội nhập thành công, thì theo kinh nghiệm của các nước ASEAN đi trước, chúng ta nên thiên về đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, có tính đến một số mặt hàng chủ lực, ít nhất cũng vì hai lý do sau:

+ Thứ nhất, Việt Nam là một nước đông dân với sự phân bố không đều trên nhiều loại địa hình, giao thông liên lạc chưa phát triển, làm cho việc vận chuyển lương thực, thực phẩm giữa các vùng khó khăn. Do vậy, chúng ta nên đa dạng hoá trồng trọt, chăn nuôi ở tất cả các vùng miền của đất nước để đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của người dân mỗi vùng.

+ Thứ hai, Việt Nam còn là nước nông nghiệp nhiệt đới, có nhiều tiểu vùng khí hậu thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại nông sản quý, độc đáo, rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Đây là điều kiện tốt cho nước ta xây dựng một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực có khả năng cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN- AFTA.

Hy vọng rằng với những kinh nghiệm của các nước ASEAN đã nêu, việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam sẽ được tiến hành một cách đúng đắn hợp lý, tạo nên cơ sở thuận lợi cho nền nông nghiệp nước ta vững vàng hội nhập AFTA.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 30

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

VÀ CƠ CẤU HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 38 - 41)