Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chưa gắn chặt với quá trình hộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 76 - 78)

III. THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA

4. Một số nhận xét về việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn vừa qua

4.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chưa gắn chặt với quá trình hộ

nhập khu vực ASEAN và quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp

Hiện tại, các mối liên kết giữa người sản xuất với người xuất khẩu còn rời rạc và mang nặng tính phi vụ. Các quan hệ hợp đồng sản xuất - tiêu thụ chưa được phát triển rộng, còn tồn tại nhiều đầu mối trung gian, môi giới. Do đó, tình trạng chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thu mua còn khá lớn làm người sản xuất vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp hỗ trợ của Nhà nước không đến được với người sản xuất.v.v. Đây chính là những nguyên nhân kìm hãm sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực, có tính đến yếu tố thị trường xuất nhập khẩu trong khu vực ASEAN và thế giới.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 66

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn chưa thể hiện là một cơ cấu có hiệu quả. Điều này thể hiện rất rõ qua cơ cấu phân bổ và sử dụng đất đai: đất dành cho công nghiệp và cây ăn quả mới chiếm tương ứng là 11,21% và 4,34%; giá trị sản lượng cây công nghiệp mới chiếm 20,6%, cây ăn quả chiếm 7,64%. So với các nước khác trong khu vực ASEAN, thì tỷ lệ này là rất thấp. (Chỉ số tương tự ở Inđônêxia, Malaysia, Philippin,và Thái Lan là 40% và 70%). Không những thế, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông sản nước ta như: gạo, cà phê, hạt điều, tiêu.v.v. thường thấp hơn so với giá của các sản phẩm cùng loại từ các nước trong khu vực ASEAN và thấp hơn giá xuất khẩu bình quân trên thế giới do chất lượng hàng xuất không cao. Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hạch, cũng như công tác nhân giống cây, con vẫ chưa có những chuyển biến ngang tầm với yêu cầu để nâng cao giá trị các mặt hàng nông phẩm xuất khẩu của đất nước.

4.4. Các bộ phận trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa thể hiện rõ s

phân công lao động và khai thác lợi thế vùng

Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta vẫn chưa đạt được hiệu quả do việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất khai thác lợi thế so sánh của từng địa phương. Chẳng hạn, nhân tố đất đai – tư liệu sản xuất quan trọng nhất, không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp – vốn là đại lượng có hạn, nhưng lại được sử dụng chưa hiệu quả, đồng thời nhiều địa phương cũng chưa tận dụng, khai thác các lợi thế về tiểu vùng khí hậu để sản xuất những giống cây, con có tính độc đáo và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường xất khẩu khu vực và quốc tế.

Ngoài việc gắn kết giữa hai bộ phận trồng trọt và chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp, các bộ phận còn lại trong cơ cấu nông nghiệp theo nghĩa rộng như giữa sản xuất lương thực và phát triển lâm nghiệp, giữa nuôi trồng thuỷ sản và phát triển sản xuất nông nghiệp chưa gắn kết chặt

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 67

chẽ với nhau. Cơ cấu chưa thể hiện sự phân công lao động theo chiều thuận, nghĩa là thiếu quy hoạch và mất cân đối giữa sản xuất và chế biến, cung ứng vật tư nông nghiệp ..., nhằm huy động sức mạnh tổng hợp trên cơ sở khai thác tối đa nguồn lực của từng ngành, từng địa phương và từng vùng sinh thái.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)