Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thụât vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 105 - 109)

III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM TIẾP TỤC HOÀN CHỈNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT ĐỂ NGÀNH NÔNG

8. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thụât vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp

đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng, được coi là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, vì vậy Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, cụ thể:

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và triển khai, đổi mới cơ chế quản lý khoa học nhất là cơ chế quản lý về tài chính và nhân sự để nâng cao hiệu quả của nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tới người nông dân. Nhà nước nên dành kinh phí thoả đáng để nhập những công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhất là về giống và máy móc thiết bị, không vì rẻ mà nhập khẩu công nghệ lạc hậu.

- Hỗ trợ thoả đáng cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất hàng hoá, đầu tư đồng bộ cho các cơ sở nghiên cứu, tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng, con nuôi cho phù hợp với từng vùng sinh thái nhằm cung cấp cho nông dân giống cây, con có chất lượng để sản xuất ra sản phẩm có độ đồng đều cao thuận lợi cho công nghiệp chế biến và nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường.

- Tập trung phát triển công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sau thu hoạch với quy mô vừa và nhỏ cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo quy hoạch để nông dân tiến hành sơ chế ngay sau khi thu hoạch, giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm nông sản hư hỏng, nâng cao chất lượng hàng nông sản chế biến.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 93

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư để đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất, đồng thời gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với sản xuất của nông dân thông qua cơ chế thưởng và phạt thích hợp. Khuyến khích cán bộ khuyến nông lâm ngư đến với nông dân kể cả tại các vùng sâu, vùng xa. Mở rộng các hình thức đào tạo, tập huấn kỹ thuât, xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông, lâm, ngư tại các vùng để nông dân nhanh chóng tiếp cận và hưởng lợi từ các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tập huấn cho người nông dân phương thức canh tác theo đúng quy trình.

- Tập huấn cho nông dân về các phương thức quản lý dịch hại tổng hợp IPM và quản lý cây trồng tổng hợp ICM.

- Chú trọng đến công tác nghiên cứu và ứng dụng giống mới vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bằng các biện pháp:

+ Hoàn chỉnh các văn bản pháp quy, các cơ chế chính sách để khuyến khích các thành phần phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giống, từng bước tiến tới xã hội hoá về công tác giống, tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về giống nông lâm ngư nghiệp.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các địa phương, cùng các chương trình hợp tác quốc tế để tăng các nguồn vốn và phát huy hiệu quả của quá trình đầu tư cho chương trình giống.

+ Với các dự án giống thuộc Bộ quản lý: tiếp tục chọn đào tạo và bổ sung thêm cho tập đoàn giống gốc hiện có, đẩy mạnh sản xuất giống gốc, xây dựng mạng lưới nhân giống và chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến về sản xuất chế biến giống xuống các địa phương, các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.

Gắn các nội dung của chương trình giống với chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất hàng

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 94

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

hoá nông nghiệp… để hình thành các trung tâm sản xuất giống công nghệ cao theo vùng sinh thái và vùng kinh tế.

+ Ở các địa phương: tiếp tục đầu tư nâng cấp các nhà lưới, vườn ươm, nuôi cấy mô, giâm hom…, củng cố hệ thống nhân giống và cung ứng giống theo hướng xã hội hoá để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát huy thế mạnh các cây, con, có lợi thế so sánh phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm địa phương.

Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, trên cơ sở các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ đội, các hộ trang trại chuyên sản xuất và cung ứng giống để đảm bảo mục tiêu 80% diện tích cây trồng và đàn gia súc được thay thế bằng các giống mới, tiên tiến, năng suất, chất lượng cao, giá thành hợp lý.

Quảng bá chủ trương, chính sách định hướng về quy hoạch, kế hoạch và dự báo nhu cầu giống trong sản xuất của địa phương, giúp các cơ sở làm giống chủ động được kế hoạch và quy mô đàu tư.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống trên từng địa bàn, các cơ quan quản lý cần quan tâm hơn đến việc kiẻm tra, đánh giá, tổng kết, kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện chương trình giống.

- Xây dựng trung tâm khoa học công nghệ cao phục vụ quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp:

Do ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mà điển hình là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, cùng với toàn cầu hoá kinh tế đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu hiện đại hoá nông nghiệp là chuyển nền nông nghiệp truyền thống thành nông nghiệp hiện đại về thực chất là hiện đại hoá các biện pháp sản xuất nông nghiệp, hiện đại hoá công nghệ sản xuất, hiện đại hoá quản lý sản xuất kinh doanh và trí thức hoá nông thôn. Để thực hiện mục tiêu này, con đường tất yếu và duy nhất là phải dựa vào sức mạnh của đòn bẩy khoa học công nghệ. Trung

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 95

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao ra đời đã tạo môi trường thuận lợi cho việc sáng tạo khoa học công nghệ và chuyển giao nhanh thành quả của nghiên cứu khoa học công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả cao.

Trung tâm khoa học công nghệ cao là cầu nối quan trọng giữa công tác nghiên cứu với việc mở rộng sản xuất, giữa việc trình diễn và nhân ra diện rộng. Trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao là con đường kết hợp chặt chẽ giữa áp dụng nhanh chóng các thành quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, làm cho kinh tế nông thôn gắn kết với khoa học kỹ thuật nông nghiệp, thông qua việc xây dựng khu nông nghiệp khoa học công nghệ để trình diễn các kỹ thuật nông nghiệp mới thích hợp với địa phương, để nông dân tận mắt có thể nhìn thấy kết quả và khả năng áp dụng các công nghệ cao, mới, từ đó họ sẽ làm theo. Đó là phương pháp nhanh nhất để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong chuyển đổi sản xuất nông nghiệp.

Trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao là cơ sở để kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa nền nông nghiệp sử dụng thiết bị công nghệ cao tiên tiến của thế giới với những kinh nghiệm sản xuất của nền nông nghiệp truyền thống.

Sự phát triển của trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao là sự lựa chọn hiện thực nhất để đưa sản phẩm nông nghiệp vào thị trường nông sản của thế giới có hiệu quả do tiêu chuẩn, phẩm chất sản phẩm nông nghiệp của các nước chậm phát triển như Việt Nam còn có khoảng cách xa so với tiêu chuẩn, phẩm chất của thị trường nông sản thế giới.

Để hình thành khu khoa học công nghệ nông nghiệp cao, các biện pháp phải thực hiện là:

- Coi khoa học công nghệ là đòn bẩy, lấy đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật làm gốc.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm hiện đại, thuận tiện, đồng bộ: Hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin phải được xây dựng theo tiêu chuẩn

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 96

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

hiện đại, phù hợp với chức năng của trung tâm (kinh nghiệm của Trung Quốc là 4 thông 1 bằng: Giao thông tốt, Thông cấp thoát nước, thông điện, thông tin và mặt bằng khu thuận lợi).

- Có chính sách ưu đãi, thông thoáng, mở rộng để thu hút nhân tài, thu hút phát minh, sáng chế mới, công nghệ tiên tiến, phương tiện hiện đại đầu tư vào trung tâm khoa học nông nghiệp cao. Chính phủ phải đầu tư vốn và áp dụng các chính sách liên quan khác, khuyến khích nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho sáng tạo.

- Khuyến khích và ưu đãi các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào trung tâm khoa học công nghệ nông nghiệp cao.

- Mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ, sản phẩm của trung tâm với các cơ sở, trung tâm khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)