Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp bám sát nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 29 - 38)

IV. KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO

2. Kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của các nước ASEAN trong quá trình hội nhập AFTA

2.2. Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp bám sát nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

nước và xuất khẩu

Xu thế phát triển và điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp chung của các nước là: Từ độc canh sang đa canh; từ trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp; từ sản xuất, xuất khẩu nguyên liệu thô sang xuất khẩu nông sản đã qua chế biến; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; chuyển từ tự túc lương thực sang cân đối lương thực thông qua thương mại quốc tế. Một số cây trồng truyền thống không có thị trường tiêu thụ cũng bị thay thế dần (ví dụ như cây sắn ở Thái Lan; mía, dừa ở Philippin; đậu tương của Malaysia).

Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp để thích ứng với những biến động của thị trường thế giới không phải là điều dễ dàng, nhưng trong điều kiện mở cửa và hội nhập AFTA hiện nay, chấp nhận sản xuất một số sản phẩm mũi nhọn mà nước mình có lợi thế trong cạnh tranh, chuyển sang nhập khẩu những mặt hàng ít có khả năng cạnh tranh, buộc các nước ASEAN đã nêu phải có những biện pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của mình một cách có hiệu quả nhất, tạo thế ổn định sản xuất trong điều kiện thị trường luôn biến động.

Thái Lan là một ví dụ điển hình: Trong những năm 1950 và 1960, sản xuất nông nghiệp của nước này mang nặng tính chất tự cung tự cấp, nông nghiệp phát triển chủ yếu dựa vào quảng canh do quỹ đất nông nghiệp còn lớn, cơ sở cho sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu. Trong thời kỳ này, Thái Lan thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu nên sản suất nông nghiệp chủ yếu hướng vào thị trường nội địa. Đến giữa những năm 1970, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu được thay bằng chiến lược hướng vào xuất khẩu. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp đáng kể, các tiến bộ của cuộc “cách mạng xanh” được ứng dụng vào sản xuất nên cơ cấu cây trồng được thay đổi mạnh mẽ. Đến thập kỷ 80 Thái Lan chủ trương thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 20

xuất nông nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ của cây trồng truyền thống có giá trị kinh tế thấp (lúa gạo), tăng tỷ lệ các cây trồng mới (rau, hoa quả, cây có dầu, chăn nuôi lợn, gia cầm.v.v.) để khai thác hết nội lực về vốn và lao động, đồng thời đối phó với hiện tượng giá cả xuống thấp và rủi ro thị trường của các nông sản xuất khẩu truyền thống. Do vậy diện tích trồng lúa giảm mạnh từ trên 90% (năm 1965) xuống còn 62% (năm 1988) và 50% (năm 1998). Sự đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp kéo theo sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu nông sản. Xuất khẩu gạo từ chỗ chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 1953) đã giảm xuống còn 8% (năm 1992) và 3% (năm 1998). Để tăng khả năng cạnh tranh và thích nghi trong quá trình hội nhập AFTA, tăng tính hiệu quả của sản xuất trong điều kiện hạn chế về cơ sở hạ tầng và chi phí sản xuất gia tăng, Chính phủ Thái Lan tăng cường khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn nên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 2%- 3%/năm, kể cả trong thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ (1997-1998).

2.3. Thực hiện cải tổ để đương đầu với thử thách

+ Inđônêxia: Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, các nước ASEAN đều trực tiếp bị tác động, trong đó Inđônêxia là nước bị thiệt hại nặng nhất. Tình hình chính trị mất ổn định, thiên tai và cháy rừng lại liên tiếp xảy ra làm cho nông nghiệp nước này bị thiệt hại nặng nề. Mức sống của 130 triệu trong tổng số 205 triệu dân của của nước này tụt xuống dưới mức nghèo khổ, 38 trên tổng số 90 triệu lao động bị thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, thu nhập bình quân/người giảm từ 1080 USD đầu những năm 90 xuống còn 480 USD vào năm 1998. Chính phủ mới của Inđônêxia đã phải thực hiện những cải tổ sâu sắc nhằm đem lại lòng tin và tăng cường thu hút vốn đầu tư vào sản xuất nông nghịêp đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ giảm tỷ lệ nghèo đói phát triển sản xuất hàng hoá, cụ thể như:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 21

 Xoá bỏ sự độc quyền của Cục hậu cần Quốc gia Inđônêxia (BULOG) trong nhập khẩu lúa mỳ, bột mỳ, đậu tương, tỏi, gạo.

 Cắt giảm thuế quan đối với tất cả các hàng thực phẩm xuống mức cao nhất là 5%.

 Loại bỏ cản trở đối với việc buôn bán, vận chuyển nông sản hàng hoá.

 Thực hiện tự do buôn bán nông phẩm giữa các vùng.

Bên cạnh đó, Chính phủ Inđônêxia còn thực hiện cải cách trong một số lĩnh vực khác để hỗ trợ giảm đói nghèo cho nông dân và tăng cường nguồn lực cho khu vực nông nghiệp, như: Chính sách đảm bảo giá sàn theo từng vùng để hỗ trợ nông dân thay cho việc bảo hộ người tiêu dùng trước đây; Nhà nước đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hoá của nông dân làm ra với giá sàn khi giá nông sản xuống thấp; Cắt trợ giá cho người tiêu dùng đối với sản phẩm đường, đậu tương, lúa mỳ, sản phẩm sữa, bột cá; trợ giá tiêu dùng đối với sản phẩm gạo cho nhóm dân cư nghèo nhất; mở rộng tự do buôn bán thực phẩm; chuyển từ cơ chế quản lý hành chính sang các công cụ tài chính - thị trường để quản lý lương thực và ổn định giá cả; Cắt bỏ rào cản phi thuế quan trong thị trường hàng nông sản để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất quy mô nhỏ có cơ hội tăng thu nhập; Tự do hoá thương mại phân bón, hoá chất nông nghiệp, giống; tư nhân hoá nhà máy phân bón, chấm dứt trợ giá và bao cấp cho các nhà máy phân bón trong nước; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu giống, chấm dứt sự độc quyền của các công ty giống Nhà nước để các thành phần kinh tế khác tham gia thị trường này; Loại bỏ độc quyền phân bón và vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông sản của các HTX, chuyển các HTX thành các tổ chức kinh doanh hiện đại hoạt động trên nguyên tắc cạnh tranh; Tăng mức cho vay tín dụng đối với nông dân từ 1,4 triệu Rp/ha lên 2 triệu Rp/ha, tăng tổng lượng tín dụng cho vay từ 1,9 nghìn tỷ Rp lên 3,4 nghìn tỷ Rp; Tăng hiệu quả công tác thuỷ lợi, nâng cao công suất các trạm bơm.v.v.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 22

Để khắc phục tình trạng bất ổn về lương thực, bắt đầu từ tháng 7/1998 Chính phủ chủ trương hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo đói theo chế độ tem phiếu, các hộ được mua 10 kg gạo/tháng theo giá ưu đãi xấp xỉ 25% giá thị trường (trên 3 triệu hộ với 17 triệu người nghèo được hưởng lợi từ Chương trình này).

+ Philippin: Thay đổi chính sách đối với nông nghiệp từ bảo trợ sản xuất trong nước sang tăng cường cạnh tranh. Trước đây, Nhà nước thực hiện trợ giá lúa, ngô, hỗ trợ tín dụng, hạn chế nhập khẩu nông sản, tự do nhập khẩu vật tư, bao cấp cho hệ thống khuyến nông của Chính phủ. Đến năm 1998, Nhà nước đã ban hành Luật hiện đại hoá nông ngư nghiệp (AFMA) với nội dung chính bao gồm: chuyển hướng sản xuất sang dựa vào tài nguyên sang dựa vào công nghệ; đảm bảo cho mọi người tham gia sản xuất có khả năng tiếp cận công bằng đối với các loại tài sản, tài nguyên, dịch vụ; phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, tăng cường công tác chế biến để tăng giá trị hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực; khuyến khích liên kết kinh tế thông qua các tổ chức HTX, hiệp hội, công ty, trang trại...; tăng cường phát triển tài nguyên, nguồn nhân lực thông qua các tổ chức nhân dân: HTX, các NGO, xây dựng cơ chế nối kết giữa các tổ chức này với quá trình ra quyết định của Chính phủ; đẩy mạnh định hướng thị trường để phát triển khả năng cạnh tranh của nông nghiệp trên thị trường ASEAN và quốc tế. Từ tháng 3 năm 1998, Luật này có hiệu lực và đã trở thành trọng tâm chiến lược phát triển nông nghiệp hiện nay của Philippin.

Luật hiện đại hoá nông ngư nghiệp là một tổ hợp các chính sách liên quan đến lĩnh vực sản xuất, tiếp thị, sử dụng tài nguyên, nguồn nhân lực, nghiên cứu chuyển giao, khuyến nông, phát triển kinh tế nông thôn, tài chính thương mại, do Bộ nông nghiệp làm điều phối viên với sự tham gia của Bộ khoa học công nghệ, Bộ giao thông.v.v. với các biện pháp cụ thể như:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 23

 Xác định vùng chuyên canh để tại đó xây dựng các nhà máy chế biến, hệ thống thuỷ lợi, thông tin, tiếp thị, giám sát chất lượng để phục vụ sản xuất các mặt hàng nông sản chiến lược.

 Hình thành hệ thống giáo dục địa phương hoàn chỉnh từ tiểu học đến trung học, dạy nghề gắn với mạng lưới giáo dục trung tâm quốc gia, phục vụ nông nghiệp và ngư nghiệp của đất nước theo nhu cầu của sản xuất.

 Tăng cường vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu,chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyến nông từ 0,2% lên 1% tổng giá trị gia tăng của toàn ngành.

 Triển khai chương trình phát triển công nghiệp nông thôn tạo ra các ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bỏ vốn vào ngành chế biến nông sản, đồng thời phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện hỗ trợ đầu tư và tiếp thị.

 Giảm thuế đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu của các doanh nghiệp nông ngư nghiệp.

 Bộ Nông nghiệp Philippin cũng thông qua nhiều chương trìnhphát triển sản xuất và bảo quản sau thu hoạch trong chương trình lương thực, tiến hành các dự án thuỷ lợi như đập ngăn nước, hệ thống giếng khoan thuỷ lợi, hỗ trợ sau thu hoạch, bao gồm: xây dựng các hè phơi sấy đa năng, phân phối máy sấy nhỏ nhằm khịp thời sấy thóc; phân phối công cụ đo độ ẩm của ngô để kiểm soát aflatoxin; các thiết bị xay xát gạo, nhà kho, vận tải ... cũng được cải thiện.

+ Thái Lan: Phát triển nông nghiệp theo định hướng gắn với xuất khẩu của Thái Lan đã góp phần quan trọng trong việc tránh những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện mở cửa và hội nhập mạnh mẽ vào AFTA hiện nay, nông nghiệp Thái Lan đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, đó là: Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tuy

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 24

đang diễn ra, nhưng tốc độ còn chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trong thập kỷ 90, giá trị gia tăng ngành trồng trọt đạt 61,3%, thuỷ sản - 11,7%, chăn nuôi - 10,6%); năng suất nông nghiệp vẫn còn thấp, chi phí sản xuất cao; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ sản xuất yếu kém, lạc hậu; cơ khí hoá nông nghiệp chỉ phát triển mạnh ở vùng trung tâm, còn ở các vùng phía Bắc và Đông Bắc lao động thủ công có sử dụng sức trâu bò vẫn chiếm ưu thế. Các nguồn tài nguyên bị khai thác kém hiệu quả trong khi mâu thuẫn giữa mục tiêu thương mại và bảo vệ môi trường sinh thái đang ngày càng trở nên gay gắt; đội ngũ cán bộ khoa học yếu kém, nhất là trong nghiên cứu cơ bản.

Vào tháng 6 năm 1999 Chính phủ đã đưa ra chương trình đầu tư theo chiều sâu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của 12 mặt hàng nông sản chủ lực, được phân chia thành 3 nhóm như sau:

 Nhóm hàng có khả năng cạnh tranh cao, bao gồm: gạo, sắn, cao su, tôm càng xanh, dứa.

 Nhóm có khả năng cạnh tranh trung bình, bao gồm: đường, dầu cọ, ngô, cà phê.

 Nhóm đặc sản, bao gồm: nhãn, sầu riêng, hoa phong lan.

Xuất phát từ định hướng này, Chính phủ đã đề ra những giải pháp thích hợp cho từng nhóm hàng riêng biệt, xuyên suốt từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, chú trọng vào công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng, tăng cường tín dụng ưu đãi trung và dài hạn, tăng cường đầu tư cho thuỷ lợi và khoa học kỹ thuật.

Nhờ nhanh chóng điều chỉnh chính sách để đương đầu với khó khăn, đồng thời tranh thủ thời cơ do cuộc khủng hoảng gây ra, do vậy trong lúc các lĩnh vực khác rơi vào khủng hoảng thì nông nghiệp nước này vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 3%/năm. Tỷ giá đồng Bath được điều chỉnh hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho gia tăng xuất khẩu hàng nông sản. Nhờ đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản đã lên tới 33,6%. Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện trợ cấp trực tiếp cho hoạt động sản xuất và tiếp thị của nông dân thông qua “Quỹ

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 25

hỗ trợ chính sách cho nông dân” (năm 1998 là 10 triệu Bath) giảm thuế xuất khẩu nông sản và thuế nhập khẩu nguyên liệu.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến nông sản trên thị trường quốc tế, Thái Lan hướng vào nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu. Các nhà đầu tư phải thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và quản lý môi trường ISO 14000, nhờ vậy mà nhiều mặt hàng nông sản chế biến của Thái Lan đã đạt tiêu chuẩn quốc tế và dễ dàng vượt qua các rào cản thương mại, thâm nhập thành công vào các thị trường "khó tính "như EU, Mỹ, Nhật...

Đầu tư tư nhân và liên doanh với nước ngoài tăng nhanh trong công nghiệp chế biến cao su và thuỷ sản. Năm 1998 xuất khẩu nông sản đã qua chế biến tăng 19%. Hầu hết các dự án đầu tư đều có công nghệ hiện đại, nhờ đó chất lượng và uy tín sản phẩm đã được nâng lên rõ rệt. Thái Lan hiện nay đang đang dẫn đầu thế giới về chế biến dứa, tôm và cá hồi đông lạnh (kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đạt 611 triệu USD). Nhờ chất lượng đảm bảo, có uy tín nên Thái Lan dã dần giành được khách hàng của Inđônêxia và Malaysia. Hiệp hội cao su Thái Lan đã ký được hợp đồng đảm bảo cung cấp sản phẩm có chất lượng cao cho Nhật Bản. Tương tự, Thái Lan cũng đã khẩu thịt gà chế biến sang các nước Châu Âu và Nhật Bản.

Thái Lan còn chủ trương xây dựng tỉnh Pattani thành trung tâm sản xuất thực phẩm cho thế giới đạo Hồi, nhờ phát hiện ra tiềm năng to lớn của thị trường 1,5 tỷ người tiêu dùng với sức mua 80 tỷ USD/năm. Dự kiến chương trình này sẽ xuất khẩu 10 tỷ USD trong vài năm tới. Chính phủ còn cung cấp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích đầu tư bằng thuế và tín dụng ưu đãi, giúp các nhà đầu tư nghiên cứu thị trường Ai Cập, Nam Phi, thống nhất với Inđônêxia và Malaysia về nhãn hiệu sản phẩm, quy cách quản lý chất lượng thực phẩm cho người tiêu dùng theo đạo Hồi ở các nước ASEAN. Đến nay đã có 221 nhà máy sản xuất các sản phẩm này đi vào hoạt động.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 26

+ Malaysia: trong năm 2000, nước này đã tuyên bố Chiến lược phát triển nông nghiệp trong 10 năm tới với mục tiêu đưa nông nghiệp phát triển thành một lĩnh vực hiện đại, có trình độ thương mại hoá cao, thông qua việc thực hiện đồng bộ một hệ thống các chính sách với nội dung chính như sau:

 Tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên, tập trung vào việc phục hồi, và cải tạo đất hoang, mở rộng, nâng độ màu mỡ của đất trồng cây hàng năm. Chính phủ đã xây dựng một quy hoạch sử dụng đất tổng thể, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước nhằm tăng năng suất cây trồng và duy trì nguồn tài nguyên cho tương lai.

 Phát triển các ngành công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên của từng địa phương để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản thành phẩm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)