QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 80 - 85)

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NGHIỆP

Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã khẳng định: “Việc lựa chọn cơ cấu, quy mô và chủng loại sản phẩm các ngành hàng sản xuất nông nghiệp phải khai thác được lợi thế của cả nước và từng vùng, bám sát nhu cầu trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ được hàng hoá, có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, sinh thái”. Bởi vậy, chúng ta có thể hình dung mục tiêu tổng quát chuyển đổi chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới là: Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, đa dạng, có chất lượng cao, hiệu quả cao và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường quốc tế; năng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sống của người nông dân. Thông qua việc chuyển đổi này đến năm 2005, chúng ta phấn đấu đạt được:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp 4 - 4,5%/năm. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn 7,5 - 8%/năm.

- Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng đủ nhu cầu đa dạng của nhân dân về các loại lương thực thực phẩm, bao gồm cho cả đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 68

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

- Tận dụng khả năng sẵn có, kết hợp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, ngành nghề thay thế nhập khẩu, nâng cao hợp lý mức độ tự túc, khai thác thị trường trong nước đối với các sản phẩm: bông, thuốc lá, dầu ăn, nguyên liệu giấy, sữa…

- Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thuỷ hải sản đạt 7 tỷ USD (tăng 12%/năm).

- GDP bình quân đầu người ở nông thôn tăng 1,4 lần so với năm 2000. Xét một cách cụ thể, mục tiêu quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta cho phù hợp với quá trình hội nhập vào AFTA bao gồm:

1. Mục tiêu hiệu quả kinh tế

Mục tiêu này có thể hiểu là việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải đi vào thực hiện phân bổ và sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực (đất đai, lao động, vốn, công nghệ...) của đất nước vào sản xuất nông- lâm - ngư - nghiệp.

Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp không những phải hướng vào phát triển sản xuất để làm ra nhiều nông sản đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà cơ cấu chủng loại hàng nông sản sản xuất ra còn phải đáp ứng đúng lúc nhu cầu thị trường, để tiêu thụ được với giá cả có lợi nhất, tăng giá trị sản phẩm sản xuất ra cũng như năng suất lao động, năng suất đất đai và thu nhập của người lao động.

Đối với đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải hướng tới tối đa hoá giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện, tích đồng thời tạo thêm được việc làm để giải quyết vấn đề lao động thất nghiệp trong nông nghiệp hiện nay. Do đó, việc bố trí cây trồng trên từng đơn vị diện tích ở từng vùng cụ thể phải tính đến yếu tố năng suất: chỉ quyết định tiếp tục duy trì loại cây trồng đó nếu cho năng suất trong điều kiện bình thường cao hơn ngưỡng năng suất hiệu quả của cây trồng đó, nếu không phải tìm cách chuyển sang cây trồng, vật nuôi khác. Như vậy

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 69

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

việc chuyển đổi và nâng cấp cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là việc làm thường xuyên, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập vào khu vực ASEAN và quốc tế hiện nay. Để làm tốt điều này, một mặt chúng ta phải xác định được những lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động của đất nước để lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì, mặt khác sản phẩm được làm ra phải đáp ứng đủ và đúng nhu cầu thay đổi liên tục của thị trường.

2. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải phù hợp và đáp ứng tốt hơn những thách thức của quá trình hội nhập vào nền nông nghiệp hơn những thách thức của quá trình hội nhập vào nền nông nghiệp khu vực ASEAN và thế giới

Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN và quốc tế là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định rõ: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”.

Ngày 27/11/2001 Bộ Chính Trị cũng đã ban hành Nghị quyết 07/NQ-TƯ về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đề ra mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010 và Kế hoạch 5 năm 2001-2005”.

Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế vừa là quá trình hợp tác vừa là quá trình đấu tranh, vừa có cơ hội vừa có những thách thức mới. Vì vậy, điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN nói riêng, cần phải đảm bảo tính linh

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 70

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

hoạt để vừa giải quyết tính được hai mặt của hội nhập, đó là tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, với nhận thức đầy đủ về đặc điểm, lợi thế của nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng như của từng ngành hàng nông sản nói riêng tại từng thời điểm cụ thể. Từ đó có kế hoạch và lộ trình hợp lý vừa phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện sản xuất của ngành nông nghiệp trong nước vừa đáp ứng được các quy định của AFTA về vấn đề thương mại hàng nông sản.

3. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất phải nhằm vào khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng và tiểu vùng, tạo ra lợi thế cạnh sánh của từng địa phương, từng vùng và tiểu vùng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nông phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế

Trong sản xuất nông nghiệp, việc khai thác và phát huy tối đa lợi thế so sánh của tiểu vùng sinh thái, thổ nhưỡng, khí hậu... có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá, nhất là đối với những nông phẩm đặc sản, để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao với chi phí thấp, giá thành hạ, hình thành những ngành, những sản phẩm hàng hoá mũi nhọn, có khả năng chiếm lĩnh thị phần lớn và tạo lập được vị thế trên thị trường. Bên cạnh các lợi thế về điều kiện tự nhiên, các lợi thế khác về kinh tế - xã hội; tập quán canh tác, tính cần cù, năng động sáng tạo của nông dân... cũng là những yếu tố cần phải tính đến khi xây dựng quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo hướng nâng cao lợi thế cạnh tranh cho nông sản hàng hoá của Việt Nam.

4. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải nằm trong định hướng quy hoạch tổng thể chung gắn với phát triển công nghiệp, nhất là quy hoạch tổng thể chung gắn với phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến

Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể chung của cả nước cũng như quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp đối với những hàng hoá nông sản nhất định, tránh tình trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tự phát, khi giá cả cao thì trồng ồ ạt và đến khi giá thành hạ

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 71

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

thì đồng loạt chặt bỏ gây thiệt hại và lãng phí lớn về vốn đầu tư, nhân lực và các chi phí cơ hội có giá trị.

Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn phải gắn với quá trình từng bước hình thành và phát triển vùng sản xuất hàng hoá, vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông sản, hình thành mối liên kết nông nghiệp - công nghiệp, dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn cũng như trên phạm vi cả nước, tạo ra sự phân công lao động mới trong nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng giá trị gia tăng cho hàng hoá và tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp.

5. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải được thực hiện trên cơ sở dự báo đúng đắn nhu cầu thị trường sở dự báo đúng đắn nhu cầu thị trường

Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, thị trường là căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược kinh doanh đối với từng ngành hàng nông sản. Bám sát nhu cầu thị trường là một việc khó đối với sản xuất nông nghiệp do tính mùa vụ và đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi. Do đó nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để dự báo chính xác nhu cầu thị trường và cơ cấu thị phần đối với từng loại hàng hoá nông sản nhất định, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng và khách hàng cuối cùng, dung lượng trao đổi và tính ổn định của thị trường trong trung và dài hạn... sẽ quyết định việc lựa chọn cũng như định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp một cách đồng bộ, bao gồm cả các yếu tố sản xuất và thị trường trong các vùng sản xuất hàng hoá nông phẩm.

6. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải dựa trên cơ sở ưu tiên cho ứng dụng kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tiên cho ứng dụng kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp một mặt cần đặc biệt chú ý đến quá trình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhất là

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 72

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

công tác sản xuất và lai tạo giống đồng thời với việc đổi mới công nghệ và thiết bị công nghiệp chế biến, bảo quản để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của nông sản. Mặt khác chúng ta cũng cần chú ý đến vấn đề môi trường để vừa tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vừa đảm bảo cho nền nông nghiệp nước ta phát triển bền vững.

7. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nền kinh tế trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế phục vụ cho động tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế phục vụ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp

Các nguồn lực về tài chính, lao động và sức sáng tạo của các thành phần kinh tế ngoài thành phần kinh tế Nhà nước là rất lớn. Do đó muốn làm cho quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp diễn ra nhanh chóng và hiệu quả cao, chúng ta cần phải tạo ra môi trường thông thoáng và thuận lợi để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp công sức, tài năng, quản lý cũng như vốn đầu tư của họ vào quá trình này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 80 - 85)