III. THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA
1.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi đã có sự điều chỉnh theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Tuy nhiên quá trình này diễn ra rất chậm chạp, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất quan trọng, chiếm tới 80% giá trị sản lượng của ngành. Chăn nuôi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, năm 2002 sản lượng thóc sản xuất ra đạt gần 34 triệu tấn, tăng thêm 1,5 triệu tấn so với năm 2001 và gấp đôi so với năm 1986. Sản lượng lương thực có hạt đạt gần 33,6 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm 2001. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng 5,4% so với năm
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 49
trước, trong đó giá trị chăn nuôi gia súc và gia cầm tăng 7%, sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ tăng 8,2%, sản lượng sữa tươi tăng gần 40%.
Bảng 13: Cơ cấu ngành nông nghiệp (%)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Trồng trọt 80,51 80,18 80,04 81,75 81,05 80,19 79,93 78,50
Chăn nuôi 19,49 19,82 19,96 18,85 18,95 19,81 20,27 21,50
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn : Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), PGS - TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống Kê, HN 2003, tr.201
Trong chăn nuôi đại gia súc, năm 2002 có trên 2,8 triệu con trâu, 41 triệu con bò (tăng nhẹ so với năm 2001). Đàn lợn tăng 6,4% so với năm 2001, đạt 23,2 triệu con. Đàn gia cầm tăng 6% đạt 233 triệu con so với 216 triệu con của năm 2001. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 2,2 triệu tấn, tăng 8,9% so với năm trước. Sản lượng trứng đạt 4,7 tỷ quả, tăng 1,34% so với năm 2001.
Trong ngành trồng trọt, mặc dù giá trị sản xuất của ngành kỳ 1995-2002 tăng gần 40% từ 66.183,4 tỷ đồng lên 96.933,1 tỷ đồng, nhưng cơ cấu giá trị ngành này trong 7 năm qua vẫn chậm được điều chỉnh. Lương thực vẫn là cây trồng chính, chiếm tỷ trọng lớn, tuy có giảm nhẹ. Tỷ trọng giá trị cây công nghiệp tăng đều, đạt 1/4 tổng giá trị ngành trồng trọt, cho thấy cây công nghiệp đang dần xác định được vị thế của mình trong ngành này. Như vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tuy đã đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng còn khá chậm so với yêu cầu đề ra và vẫn chưa thích ứng với nhu cầu của thị trường.
Bảng 14: Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt (%)
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 50
Lương thực 63,63 64,13 62,55 63,47 63,58 63,35 59,62 59,61
Rau đậu 7,53 7,31 7,30 7,35 7,17 6,78 7,40 7,41
Cây công nghiệp 18,36 18,39 19,53 19,46 20,47 20,53 24,69 24,46
Cây ăn quả 8,43 8,17 8,23 7,88 7,47 7,64 6,76 6,94,
Cây khác 2,06 2,00 2,38 1,84 1,32 1,96 1,63 1,58
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn : Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), PGS - TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống Kê, HN 2003, tr. 659
Trong hơn một thập kỷ qua, tổng diện tích đất nông nghiệp nước ta đã tăng từ 9,04 triệu ha năm 1990 lên 12,66 triệu ha năm 2002 (với tốc độ tăng bình quân 3%/năm). Trong đó diện tích cây hàng năm mà chủ yếu là cây lương thực tăng chậm (2%/năm) (Xem phụ lục 3) là do trong những năm qua, bà con nông dân đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là giống mới năng suất cao vào sản xuất, nên vẫn duy trì được tốc độ tăng sản lượng lương thực, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tăng được khối lượng xuất khẩu. Một nguyên nhân khác khiến diện tích cây lương thực tăng chậm là do giá cả lương thực trên thị trường biến động thất thường, gây bất lợi cho người sản xuất.
Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng lên nhanh chóng với tốc độ bình quân 8%/năm, đưa diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng gấp đôi từ 657 ngàn ha (năm 1990) lên 1504 ngàn ha (năm 2002). Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích cây lâu năm nhất là cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng nhanh trong thời kỳ 1990-2002 là do có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, do việc phát triển diện tích một số loại cây công nghiệp ồ ạt, không tính đến nhu cầu thị trường nên đã dẫn đến cung vượt cầu làm giá nông phẩm giảm nhanh chóng, nhiều diện tích đầu tư trồng mới không được chăm sóc, gây lãng phí rất lớn về vốn, nhân lực và chi phí cơ hội.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 51
Sự thay đổi về cơ cấu diện tích đất dành cho các loại cây trồng cũng cho thấy xu hướng giảm tỷ trọng diện tích dành cho cây hàng năm từ 90% (năm 1990) xuống 83% (năm 2002), trong khi tỷ trọng diện tích cây lâu năm tăng từ 10% lên 17% trong cùng kỳ. Đồng thời với đó là xu hướng tăng tỷ trọng của ngành cây công nghiệp, giảm tỷ trọng của ngành cây lương thực. (Xem phụ lục số 4)
Đây là xu hướng mà nhiều nước trong khu vực ASEAN đã trải qua khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của họ trong quá trình hội nhập vào AFTA.
Cụ thể, tỷ trọng của ngành cây lương thực giảm nhanh từ 67,11% (năm 1990) xuống 59,52% (năm 2002). Tỷ trọng giá trị sản xuất rau, đậu không tăng và vẫn giữ ở mức 7%. Tỷ trọng giá trị cây ăn quả giảm dần từ 10,14% xuống 6,76% trong cùng kỳ, cho thấy chưa có sự quan tâm đúng mức đối với hai loại cây trồng này trong thời gian qua.
Giá trị thu hoạch bình quân/ha đất nông nghiệp (theo giá cố định 1994) trong hơn một thập kỷ qua tăng trên 30% (từ 7,12 triệu đồng lên 9,87 triệu đồng) cho thấy kết quả trực tiếp của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Điều này thể hiện khá rõ trong ngành cây lương thực với giá trị thu hoạch/ha đất trồng cây lương thực tăng gần 60%, từ 8,1 triệu đồng/ha lên 13,29 triệu đồng/ha nhờ năng suất cây trồng tăng mạnh. Điều này cho thấy nguồn lực đất đai đang trong quá trình đi vào phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn.
Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm trong thời kỳ 1990 - 2002, đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá cố định 1994 tăng gấp đôi (từ 10283,2 tỷ đồng năm 1990 lên 20316,5 tỷ đồng năm 2002). Trong đó đàn gia súc, gia cầm có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt tương ứng 6% và 5% trong cùng kỳ. Riêng sản phẩm không qua giết mổ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt bình quân 8%/năm.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 52
Bảng 15: Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi (%)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Gia súc 64,92 64,83 64,16 64,59 64,50 64,41 64,06 62,38 Gia cầm 17,50 17,47 17,40 17,50 17,84 17,81 17,90 18,77 SP không qua giết mổ 14,19 14,53 15,45 15,05 14,93 15,14 15,39 16,40 SP khác 3,39 3,17 2,99 2,86 2,73 2,63 2,64 2,45 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn : Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), PGS - TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống Kê, HN 2003, tr. 201
Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi thời kỳ 1990-2002 chuyển đổi rất chậm. Ngành chăn nuôi gia súc vẫn chiếm tỷ trọng lớn, ngành chăn nuôi gia cầm và các sản phẩm không qua giết mổ tuy có tăng nhưng tốc độ vẫn còn chậm. Sự chậm chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi đã ảnh hưởng lớn đến việc điều chỉnh cơ cấu chung của cả ngành nông nghiệp.