Chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 71 - 74)

III. THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA

3. Một số chính sách liên quan đến điều chỉnh cơ cấu sản xuất và mở rộng xuất khẩu mặt hàng nông sản ở Việt Nam trong thời gian qua

3.3. Chính sách đầu tư

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 61

Trong thập kỷ qua, chính sách đầu tư của Việt Nam đang chuyển dần vào phát huy và khai thác lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, tạo ra các nông phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh cao trên thị trường; đồng thời hình thành cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng bỏ vốn đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, kể cả việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 16: Chỉ số đầu tư của NSNN cho nông nghiệp

Năm 1990 1998 1999 2000 2001 2002

% nông nghiệp trong GDP (1) 38.7 25.8 25.4 24.3 23.2 23.0

% đầu tư NSNN cho nông nghiệp

(2)

17.1 10.2 11.5 12.6 12.2 11.4

Chỉ số đầu tư nông nghiệp (%) (3) 0.44 0.39 0.45 0.53 0.53 0.49

Nguồn: Vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chú thích: (3) = (2)/(1) (%)

Đầu tư cho phát triển nông nghiệp của Nhà nước trong thời gian qua tập trung vào xây dựng và củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, khoa học kỹ thuật cho các vùng sản xuất hàng hoá, ưu tiên cho các chương trình khai hoang vùng Đồng tháp Mười – Tứ giác Long Xuyên, Tây Nguyên và các vùng nông nghiệp trọng điểm khác. Ngoài ra đầu tư của Nhà nước còn dành phần đáng kể cho các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 773, chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình định canh định cư, chương trình xoá đói giảm nghèo .v.v. Đầu tư của Ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp trong những năm qua tuy về số tuyệt đối đều tăng (tuy mới chiếm khoảng 5% tổng vốn đầu tư Ngân sách), nhưng đồng thời cũng đang diễn ra xu hướng giảm thu thuế từ nông nghiệp cho Ngân sách Nhà nước (năm 1993: 4,90%; năm 1997:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 62

3,2%) thể hiện rõ chủ trương “khoan thư sức dân”của Nhà nước ta, qua đó tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

Tỷ trọng đầu tư của Ngân sách Nhà nước trực tiếp cho nông nghiệp trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Chỉ số đầu tư nông nghiệp tuy có tăng lên nhưng vẫn còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực (Thái Lan: 0,62; Inđônêxia: 0,67). Đầu tư của Nhà nước vào hệ thống nghiên cứu triển khai cho nông nghiệp cũng còn thấp xa so với yêu cầu: khoảng 70% đầu tư của Nhà nước vào hệ thống nghiên cứu là để trả lương. Bên cạnh đó, đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp lại chủ yếu tập trung cho doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư cho doanh nghiệp dân doanh mới chiếm khoảng 10% tổng đầu tư cho các doanh nghiệp quốc doanh. Khu vực nông nghiệp cũng chưa thực sự hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài (mới thu hút được khoảng 7% tổng vốn FDI cả nước).

3.4. Chính sách tín dụng

Cùng với đầu tư của Nhà nước, hệ thống tín dụng cũng đã đóng góp ngày càng nhiều vào việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp phát triển. Hệ thống ngân hàng một cấp trước đây đã được chuyển thành hệ thống ngân hàng hai cấp với sự hình thành của nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, cung cấp tài chính chính thức cho nông nghiệp Việt Nam, như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo và Quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang mở rộng việc cho vay tới tận hộ nông dân, giúp người nông dân có vốn đầu tư thâm canh và điều chỉnh cơ cấu sản xuất của mình. Dư nợ của Ngân hàng tăng nhanh từ 225 tỷ năm 1991 lên 6038 tỷ năm 1997, và đặc biệt là tỷ lệ dư nợ cho vay tới tận hộ

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 63

nông dân đã tăng từ 10% lên trên 73% trong cùng kỳ, điều đó chứng tỏ nông dân đang ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với nguồn tín dụng chính thức.

Ngân hàng Phục vụ người nghèo tuy mới được thành lập năm 1995 và là ngân hàng chính sách, nhưng cũng đã cho vay được trên 400 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ nông dân nhất là những hộ nghèo phát triển sản xuất. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo còn hạn chế, mặc dù Ngân hàng người nghèo cho vay vốn với những điều kiện ưu đãi như: lãi suất thấp, không thế chấp, nhưng do thủ tục còn phức tạp hay do chính bản thân người nghèo sợ không trả được nợ nên không dám vay. Theo dự tính của Ngân hàng thế giới, thì chỉ khoảng 33% hộ nông dân trong cả nước tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức của Nhà nước. Mặt khác, cả Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng người nghèo đều có các chi nhánh trên khắp đất nước nhưng do hoạt động của Ngân hàng liên quan chặt chẽ tới hệ thống thông tin liên lạc và trụ sở thường đặt tại trung tâm huyện nên nông dân vùng sâu, vùng xa vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn tín dụng này.

4. Một số nhận xét về việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn vừa qua

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 71 - 74)