Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đất nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 109 - 113)

III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM TIẾP TỤC HOÀN CHỈNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT ĐỂ NGÀNH NÔNG

9.Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đất nước

xuất nông nghiệp đất nước

Chúng ta cần thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế quốc doanh, kể cả quốc doanh công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp cùng với kinh tế hợp tác vươn lên giữ vai trò nòng cốt, bằng các biện pháp:

Phát triển thành phần kinh tế hộ gia đình

- Hướng dẫn các hộ nông dân, khuyến khích tâm canh, xây dựng phong trào nông dân sản xuất giỏi thúc đẩy sản xuất hàng hoá, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại gia đình.

- Khuyến khích những hộ có kinh nghiệm, có năng lực kinh doanh giỏi, có vốn, có lao động, kể cả lao động thuê mướn phát triển sản xuất kinh doanh

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 97

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

làm giàu, trở thành những hộ sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại, tạo điều kiện cho hộ nông dân tăng quy mô trang trại, mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp để tăng thu nhập.

- Nhà nước có chính sách giao đất, cho vay vốn, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức thị trường, khuyến khích đại bộ phận hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hoá, để có nền nông nghiệp với tỷ suất hàng hoá cao, tạo thành đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới. Phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá còn là cơ sở để phát triển kinh tế hợp tác, hợp quy luật, hợp lòng dân và chắc chắn sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân và xã hội.

- Đồng thời, Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để những hộ nông dân nghèo, thông qua chính sách tín dụng ưu đãi, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức dạy nghề... để những hộ này có điều kiện hoạt động được trong nền kinh tế thị trường, vươn lên sản xuất đủ tiêu dùng và từng bước làm giàu.

Với những hộ quá nghèo đói, Nhà nước mở rộng chương trình xoá đói giảm nghèo, thông qua việc trợ giúp vật tư sản xuất (giống, phân bón) và hướng dẫn quy trình sản xuất, để họ tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Với những hộ nông dân nghèo túng ở các vùng núi và vùng thường xuyên bị thiên tai, Nhà nước giúp đỡ xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, thông qua các mô hình trình diễn để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng thêm nguồn vốn vay ưu đãi và các nguồn tài trợ khác để ổn định và phát triển sản xuất.

Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã

Trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường, hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng, vừa có tác dụng hỗ trợ để kinh tế hộ phát triển, vừa góp phần phát huy hiệu quả đầu tư của Nhà nước trên từng địa bàn (nhất là về thuỷ lợi, khoa học kỹ thuật...), đồng thời bảo vệ lợi ích kinh tế hộ

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 98

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

nhằm khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường. Do đó, trong những năm tới cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Đẩy mạnh thực hiện Luật Hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển theo hướng đa dạng, trên cơ sở tự nguyện của hộ nông dân và sự hỗ trợ của Nhà nước. Hướng HTX vào phát triển dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá; từng bước phát triển công nghiệp , đặc biệt là phát triển công nghiệp ché biến nông sản. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho kinh tế hợp tác và hợp tác xã.

- Tiến hành phân loại những HTX đã có nhưng chưa chuyển đổi phương thức hoạt động theo Luật HTX, để xử lý: đối với những HTX yếu kém, tuy đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ nhưng vẫn không khắc phục được, thì giải thể, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân hình thành tổ chức kinh tế hợp tác phù hợp. Số HTX cũ còn lại, hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tuyên truyền để chuyển đổi theo Luật HTX, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đăng ký kinh doanh.

- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động thành lập các HTX mới. Khuyến khích phát triển các loại hình HTX đa dạng hướng vào dịch vụ sản xuất và đời sống, kể cả dịch vụ tín dụng nội bộ HTX.

- Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp phát triển, Nhà nước cần có chính sách xoá nợ đối với những khoản vay trước đây của các HTX không có khả năng trả nợ. Cho các HTX thuê đất với giá ưu đãi để làm trụ sở, xây dựng kho tàng, nhà xưởng chế biến nông - lâm - thuỷ sản... Chính sách miễn các khoản thuế thu nhập sau 5 năm đầu đối với những tổ hợp tác và HTX mới thành lập, có chính sách cho vay vốn với số lượng phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thời gian trung hạn, dài hạn. Nhà nước xây dựng kế hoạch và hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ HTX.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 99

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

- Trước mắt cũng như lâu dài, cần tập trung xây dựng kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp (bao gồm: các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm ngư nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp chế biến và dịch vụ, lưu thông) đủ mạnh để nắm vai trò chủ đạo, đảm bảo cho nông nghiệp nước ta đi vào sản xuất sản xuất quy mô lớn, tạo điều kiện giúp nông dân thoát khỏi đói nghèo, đưa nông nghiệp nước ta phát triển theo định hướng XHCN.

- Kinh tế Nhà nước tập trung chủ yếu vào các khâu: quy hoạch sản xuất - đô thị hoá nông thôn, phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng; phát triển khoa học công nghệ; kinh doanh xuất nhập nhập khẩu những mặt hàng chiến lược có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội; liên kết các thành phần kinh tế, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện.

- Đối với nông, lâm trường:

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, kỹ thuật, tiền vốn và sức lao động hiện có của nông, lâm trường, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hộ gia đình công nhân viên. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý đất đai và lao động của các nông, lâm trường theo hướng: thực hiện rộng rãi cơ chế khoán đất đai, vườn cây, gia súc theo Nghị định 01/CP của Chính phủ; giao và khoán rừng, chuyển mạnh sang làm dịch vụ. Giao đất cho các hộ gia đình, cán bộ công nhân viên để phát triển kinh tế.

+ Tổ chức lại ban quản lý nông, lâm trường để làm tốt chức năng, nhiệm vụ dịch vụ và công nghiệp chế biến phát triển thị trường, hướng dẫn và hỗ trợ các gia đình nhận khoán và phát triển sản xuất kinh doanh đa dạng. Tổng kết, đưa ra bài học kinh nghiệm mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty mía đường Lam Sơn, Nông trường Sông Hậu, để phổ biến và nhân ra diện rộng, biến các nông trường trở thành Trung tâm công nghiệp , dịch vụ và chuyển giao công nghệ, trung tâm văn hoá trong vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 100

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

Khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia chuyển đổi cơ

cấu sản xuất nông nghiệp

- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiệncho tư nhân đầu tư vào các địa bàn trung du, miền núi, ven biển đẻ khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại đất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hoá và làm công nghiệp chế biến, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp..., nhưng phải theo từng dự án.

Riêng với vùng đồng bằng, hướng tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăn nuôi quy mô lớn và công nghiệp khác ít sử dụng đất canh tác.

Tóm lại, để chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phát triển một nền nông nghiệp bền vững, mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế cần được huy động và phát huy một cách đồng bộ và có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 109 - 113)