II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG CẠNH TRANH VỚI CÁC SẢN PHẨM CÙNG LOẠI TỪ CÁC
1. Khả năng thâm nhập thị trường ViệtNam của các mặt hàng nông sản được sản xuất tại các nước khác trong khối ASEAN
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 33
Trong việc xác định năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, một vấn đề rất quan trọng là phải biết các đối thủ cạnh tranh hiện tại và trong tương lai đang có những thế mạnh nào. Đây chính là việc xác định những mặt hàng nông sản nào của các nước ASEAN có khả năng thâm nhập thị truờng nước ta khi CEPT/AFTA hoàn thành. (Xem phụ lục 1)
Trong cơ cấu thương mại hiện nay của ASEAN, thương mại hàng nông sản chiếm khoảng 40%. Điều đó cho thấy trên bình diện chung, nhất là khi lịch trình cắt giảm thuế theo CEPT/AFTA hoàn thành, hàng nông sản các nước ASEAN sẽ có mức độ thâm nhập khá cao vào thị trường Việt Nam.
Lý do hàng nông sản các nước ASEAN có khả năng thâm nhập cao vào thị trường Việt Nam khi CEPT/AFTA hoàn thành là do:
- Thứ nhất, do cùng nằm trong vùng nhiệt đới nên các nước ASEAN đều có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế về các mặt hàng nông sản nhiệt đới.
- Thứ hai, trình độ phát triển của nền kinh tế các nước ASEAN, nhất là 6 nước thành viên cũ, cao hơn nên hậu thuẫn tốt hơn cho các khâu sản xuất nông phẩm, từ công nghệ sau thu hoạch cho đến chế biến.
- Thứ ba, mặc dầu mỗi nước đều có lợi thế cạnh tranh nổi trội ở những mặt hàng riêng biệt, như: Philippin có sản phẩm dừa; Việt Nam có điều, cà phê, gạo; Thái Lan có gạo đường, sắn viên, gà đông lạnh; Inđônêxia có hồ tiêu..., nhưng trên thị trường thế giới các nước ASEAN đều không có khả năng cạnh tranh về các mặt hàng như: bông, sữa, đồ uống, thuốc lá..., nên các nước này sẽ tìm cách tiêu thụ các sản phẩm đó ở thị trường khu vực.
Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ nên Việt Nam có lợi thế tương đối cao về các mặt hàng nông sản sơ chế chủ yếu như: thuỷ sản, gạo cà phê, điều, chè.., trong đó một số mặt hàng như: hàng thuỷ sản, gạo, cà phê, điều, đã xác định được vị thế trên thị trường quốc tế. Một số mặt hàng có sức cạnh tranh tương đương so với các nước trong
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 34
khối như: rau quả tươi, cao su sơ chế, hạt có dầu. Còn các mặt hàng như: đường, thức ăn gia súc, dầu thực vật, gỗ chế biến, cám bã, thuốc lá... có sức cạnh tranh kém hơn so với các nước trong khối do công nghiệp chế biến của nước ta về cơ bản lạc hậu so với các nước trong khối. Vì thế, khi CEPT/ AFTA hoàn thành các doanh nghiệp nội địa sản xuất kinh doanh các mặt hàng này sẽ phải chịu cạnh tranh gay gắt hơn ngay trên chính thị trường trong nước.
Mức độ thâm nhập thị trường Việt Nam của hàng hoá nông sản các nước ASEAN phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài trình độ sản xuất, công nghệ chế biến, mức độ đa dạng hoá của sản phẩm, sản phẩm thay thế, thì yếu tố thói quen và thị hiếu tiêu dùng, mức thu nhập của các nhóm dân cư .v.v. ở Việt Nam cũng có một ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, xét theo mức độ cạnh tranh của hàng nông sản trong nước khi chúng ta hoàn thành cắt giảm thuế quan theo CEPT vào năm 2006, bước đầu có thể dự báo về khả năng thâm nhập thị trường Việt Nam của hàng nông sản các nước các nước trong khối theo các mức độ: thâm nhập cao, trung bình và thấp như sau:
- Nhóm có khả năng thâm nhập cao, bao gồm: đường, dầu thực vật, thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc, đồ gỗ chế biến.
- Nhóm có mức độ thâm nhập trung bình, bao gồm: thịt, quả tươi, hoa tươi, đồ uống, hạt có dầu.
- Nhóm có mức độ thâm nhập thấp, bao gồm: thuỷ sản, gạo, cà phê, chè, cao su sơ chế, sữa và sản phẩm từ sữa.
Thứ nhất, nhóm có khả năng thâm nhập cao:
Có thể thấy trong số các nhóm hàng nông sản nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian qua, tỷ trọng nhập khẩu từ các nước ASEAN tương đối lớn. Nhiều mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng đáng kể như: dầu thực vật, thực phẩm chế biến (bánh kẹo, bột gia vị tổng hợp), thức ăn chăn nuôi, thuốc lá. Những nhóm hàng trên đã chứng minh được khả năng cạnh tranh khi thâm
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 35
nhập thị trường Việt Nam ngay cả khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan chưa có sự ưu đãi đáng kể. Vì thế, khi CEPT/AFTA hoàn thành, khả năng cạnh tranh của những mặt hàng này sẽ tăng thêm nhiều và là những mặt hàng có khả năng thâm nhập cao nhất do tác động của việc giảm thuế.
Riêng mặt hàng mía đường, hiện nay tuy tỷ trọng nhập khẩu từ các nước ASEAN không lớn, nhưng khi CEPT/AFTA hoàn thành khả năng thâm nhập sẽ tăng cao do mía đường hiện đang là mặt hàng được bảo hộ cao nhất trong nhóm hàng nông sản nhập khẩu của Việt Nam (tính cả bảo hộ thuế quan và phi thuế quan lên tới khoảng 100%). Trong khi đó Thái Lan một trong 3 nước sản xuất đường lớn nhất trên thế giới, giá thành sản xuất đường của Thái Lan chỉ bằng 54% của Việt Nam và chi phí vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam không lớn.
Nhóm hàng có khả thâm nhập cao của các nước trong khối vào thị trường là những mặt hàng mà ta ít (hoạc không) có lợi thế cạnh tranh, trình độ sản xuất, công nghệ chế biến còn nhiều yếu kém, mới được phát triển trong thời gian gần đây để thay thế nhập khẩu. Khi tham gia AFTA khó khăn lớn nhất sẽ tập trung vào nhóm hàng này do đa số chúng vẫn đang được bảo hộ bằng nhiều biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp cụ thể để hỗ trợ, khắc phục khó khăn từ phía Nhà nước, các hộ nông dân, các doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sãn sàng chấp nhận cạnh tranh ngay trên sân nhà, góp phần duy trì và ổn định thị trường trong nước.
Thứ hai, nhóm có mức độ thâm nhập trung bình:
Những mặt hàng nông sản của ASEAN có khả năng cạnh tranh thâm nhập trung bình là những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh tương đương hoặc không thua kém nhiều so với các nước ASEAN khác. Đối với nhóm hàng này, Việt Nam có được mặt mạnh nhờ vào các lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động rẻ nhưng lại thể hiện yếu kém trên các mặt: nguyên
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 36
liệu sản xuất không ổn định, chất lượng sản phẩm chưa cao, độ đồng đều kém, công nghệ chế biến lạc hậu nên giá thành còn cao và chưa tạo dựng được thương hiệu riêng.
Trong tương lai khi hoàn thành CEPT/AFTA, khả năng cạnh tranh của nhóm hàng này trên thị trường trong nước sẽ tăng mạnh, nhất là các mặt hàng nông sản chế biến như: thịt gia cầm, rau quả, đồ uống.v.v. Khâu yếu kém nhất của các mặt hàng này chính là khâu chế biến. Vì vậy, chúng ta cần có giải pháp tổng hợp bên cạnh việc ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cần đặc biệt chú ý đến việc nâng cấp, đưa công nghệ mới vào khâu chế biến, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, có chiến lược duy trì và giữ vững thị trường trong nước, xây dựng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên toàn quốc.v.v. để hạn chế khả năng thâm nhập của hàng các nước ASEAN vào thị trường trong nước, đồng thời khai thác được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm để thâm nhập thị trường trong khối và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hiện tại, cần có thêm một thời gian nhất định để các ngành hàng thuộc nhóm này (ví dụ: rau quả, thực phẩm chế biến, các sản phẩm sữa, chè, cao su, lâm sản, hoa, thịt gia cầm) có thể củng cố thêm sức cạnh tranh bằng cách đổi mới công nghệ chế biến, quy trình sản xuất, cơ cấu giống, cơ cấu sản phẩm. Do vậy, giải pháp tốt nhất để Việt Nam không bị thua thiệt trong giai đoạn đầu hội nhập CEPT/AFTA là đưa chúng vào Danh mục loại trừ tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn.
Thứ ba, nhóm có khả năng thâm nhập thấp:
Đây là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu và đã xác định được vị thế trên thị trường quốc tế (như: gạo, cà phê, điều, thuỷ sản...) nên các mặt hàng này từ các nước ASEAN sẽ gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu vào Việt Nam của một số sản phẩm từ các nước ASEAN trong nhóm này có thể sẽ tăng lên do tính đa dạng
Kho¸ luËn tèt nghiÖp 37
về chủng loại mặt hàng và thị hiếu tiêu dùng (ví dụ: gạo chất lượng cao của Thái Lan sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của một số thị dân có mức thu nhập khá.v.v. ).
2. Khả năng thâm nhập thị trường các nước trong khối ASEAN của mặt hàng nông sản Việt Nam