Đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật ngang với trình độ trong khu vực, tạo điều kiện để

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 113 - 117)

III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM TIẾP TỤC HOÀN CHỈNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT ĐỂ NGÀNH NÔNG

10.Đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật ngang với trình độ trong khu vực, tạo điều kiện để

bảo vệ thực vật ngang với trình độ trong khu vực, tạo điều kiện để thực hiện việc điều chỉnh và hội nhập của nông nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế và nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hưởng sâu rộng tới tư duy quản lý, tư duy kinh tế và phương thức sản xuất kinh doanh .v.v. thì vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng. Kinh nghiệm nhiều nước ASEAN cho thấy công tác đào tạo có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho CNH - HĐH nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần chú ý vào cả hai đối tượng là:

- Tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp, nhất là cán bộ nghiên cứu triển khai để nhanh chóng chuyển giao và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 101

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

- Tăng cường trang bị kiến thức cho người nông dân: do bà con nông dân là người trực tiếp sản xuất ra hàng hoá nông sản, trực tiếp ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trực tiếp chịu hậu quả của những biến động thị trường hàng nông sản trong và ngoài nước với sản phẩm của mình (gạo, cà phê .v.v. ) bằng các biện pháp cụ thể như:

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật cơ sở ngang với trình độ trong khu vực để tạo điều kiện thực hịên việc điều chỉnh và hội nhập của ngành nông nghiệp.

+ Cần thực hiện cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm để tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá cho bà con nông dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long.

+ Điều chỉnh mạng lưới cơ sở đào tạo cho phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng sản xuất nông nghiệp. Xây dựng các trạm, trại hoặc cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong các vùng nông nghiệp trọng điểm nhằm kết hợp khuyến nông với đẩy mạnh hoạt động phổ biến chuyển giao công nghệ tiên tiến về kỹ thuật cho người nông dân.

+ Nghiên cứu thêm về cơ cấu trình độ lao động nông nghiệp, phát triển hệ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về nông nghiệp cho người nông dân.

+ Miễn, giảm học phí cho con em nông dân vào học trong các trường đào tạo nông nghiệp; thực hiện chế độ nghĩa vụ công tác có thời hạn tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đối với các cán bộ, sinh viên ngành nông nghiệp và khoa học nông nghịêp. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho khoa học nông nghiệp, phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

Thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua đã cho thấy: người sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường cũng cần phải được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật tiến bộ chứ không chỉ làm theo kinh nghiệm như trước kia. Người nông dân được đào tạo sẽ biết cách nắm bắt, xử lý thông tin thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư sản xuất; chọn giống cây trồng, vật

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 102

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

nuôi thích hợp; biết cách phòng trừ dịch hại; biết cách áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất, tác động đúng lúc, đúng liều lượng để sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao nhất; đồng thời biết cách bảo quản, sơ chế sau thu hoạch để vẫn giữ được chất lượng hàng hoá của mình khi đưa ra thị trường; biết cách không lạm dụng hoá chất nông dược vì sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sản phẩm khó hoặc không tiêu thụ được. Người nông dân cũng cần thấm nhuần và tuân thủ chặt chẽ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng vì nếu không sản phẩm làm ra sẽ không bán được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bản thân và gia đình họ./.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN: Association of South East Asian nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA: Asean free trade area

Khu vực thương mại tự do ASEAN FAO: Food agriculture organization

Tổ chức nông lương thế giới ODA: Official development assistance

Viện trợ phát triển chính thức WTO: World trade organization

Tổ chức thương mại thế giới FDI: Foreign direct investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ICO: International coffee organization

Tổ chức cà phê thế giới BCT: Bộ Chính trị

HTX: Hợp tác xã

NSNN: Ngân sách Nhà nước DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước CNXH: Chủ nghĩa xã hội

KNXK: Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 113 - 117)