Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo vùng

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 90 - 92)

II. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚ

3. Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo vùng

Các vùng thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của mỗi vùng, xuất phát từ như cầu hiện tại và tương lai của thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Hướng chuyển đổi chính của mỗi vùng như sau:

Trung du và miền núi phía Bắc

Tiếp tục thâm canh tăng sản lượng lúa, mở rộng diện tích ngô, đỗ tương và thuốc lá. Mở rộng diện tích chè, cà phê chè, cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới. Phát triển chăn nuôi hàng hoá: Bò thịt, bò sữa (đặc biệt là vùng Mộc Châu – Sơn La); trồng mới và khoanh nuôi 1,8 triệu ha rừng.

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)

Thâm canh lúa nước trên diện tích khoảng 1 triệu ha, tăng diện tích trồng ngô, trồng rau chất lượng cao, đỗ tương, phát triển cây ăn quả (nhãn, vải, chuối… ). Phát triển chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại. Khai thác hợp lý dải ven biển trong vùng, phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 78

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ gieo trồng lúa để né tránh thiên tai, tăng diện tích trồng ngô, đỗ tương, cà phê, chè, cao su, lạc, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi trâu bò ở những nơi có điều kiện. Trồng mới 330 nghìn ha rừng phòng hộ, 500 nghìn ha nguyên liệu giấy, tre, trúc, thông nhựa. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

Duyên hải miền trung

Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực để đáp ứng nhu cầu tại chỗ, mở rộng trồng ngô, cây ăn quả, mía đường, bông, điều, cao su tiểu điền. Phát riển chăn nuôi bò thịt, bò sữa; sản xuất muối công nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

Tây Nguyên

Không trồng thêm cà phê vối, chuyển một phần diện tích cà phê trồng trên đất xấu không có nước tưới, hiệu quả thấp sang trồng cây khác có có hiệu quả cao hơn như: ngô, cao su, dứa, ca cao. Mở rộng diện tích cao su, điều. Đẩy mạnh thâm canh lúa, mở rộng diện tích trồng ngô, bông; phát triển rau, hoa quả xuất khẩu (ở Lâm Đồng), dứa (ở Đắc Lắc, Gia Lai); chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Phát triển công nghiệp chế biến cà phê, cao su, mía đường. Bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng mới 200 nghìn ha rừng kinh tế.

Đông Nam Bộ

Tiếp tục thâm canh 270 nghìn ha cao su hiện có, mở rộng diện tích điều; cây ăn quả, mía, ngô, lạc, đậu tương, rau, phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt theo hình thức kinh tế trang trại. Vùng ven biển phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản.

Đồng bằng sông Cửu Long

Hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao 1 triệu ha. Phát triển trồng bông, ngô, đậu tương, cây ăn quả; xây dựng vùng mía nguyên liệu 90 nghìn ha. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế trên các vùng đất phèn. Phát triển nuôi trồng thuỷ

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 79

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

sản với mục tiêu đến năm 2005 diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn vùng đạt trên 700 nghìn ha. Phát triển các ngành dịch vụ chế biến nông lâm thuỷ hải sản.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)