Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 100 - 101)

III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM TIẾP TỤC HOÀN CHỈNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT ĐỂ NGÀNH NÔNG

6.Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Hiện nay hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD hàng nông sản sơ chế nhưng đồng thời cũng nhập khẩu về khoảng trên 1 tỷ USD hàng nông sản chế biến. Trong khi đó, nếu phát triển công nghiệp chế biến chúng ta sẽ vừa tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn, tạo nhiều việc làm hơn, vừa tạo nên đầu ra ổn định cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Qua chế biến, hàng nông sản Việt Nam có thể thâm nhập sâu hơn, trên phạm vi rộng hơn vào thị trường quốc tế và nhất là ít chịu ảnh hưởng của sự biến động trong giá xuất khẩu như đối với hàng nông sản thô xuất khẩu. Khi phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu, nhà sản xuất sẽ yên tâm hơn về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất do có thể lựa chọn nguyên liệu trong nước với giá thấp, chất lượng cao. Như vậy một mặt chúng ta vừa khai thác được lợi thế so sánh trong sản xuất hàng nông sản thô/sơ chế, mặt khác lại vừa khuyến khích người nông dân trong nước phát triển sản xuất hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm. Chính vì những lợi ích đó mà việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản ở một nước sản xuất nông nghiệp như Việt Nam cần phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau:

- Tiếp cận ngay với công nghệ chế biến tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại từ các nước khác trong khu vực;

Kho¸ luËn tèt nghiÖp 88

Cao Nam H¶i - Líp Nga - K38

- Ưu tiên cho việc áp dụng các công nghệ sử dụng nhiều lao động trong công nghiệp chế biến nông sản để giảm sức ép về vấn đề lao động và việc làm đang còn rất lớn nhất là ở khu vực nông thôn;

- Thiết lập cơ chế liên kết về lợi ích giữa nhà máy chế biến với người nông dân sản xuất nguyên liệu nông sản.

- Đối với các cơ sở chế biến và xuất nhập khẩu hàng nông sản, bên cạnh việc đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại và mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu thị trường, cần có biện pháp kiên quyết tiết kiệm chi tiêu để hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx (Trang 100 - 101)