1. Nguyên nhân từ phía Nhà trƣờng – bên cung trên thị trƣờng
1.1. Về phương thức đào tạo
(a) Các phƣơng pháp giảng dạy kém hiệu quả: Hiện nay, việc giảng dạy vẫn phổ biến dưới hình thức bài thuyết trình, bài giảng của các thầy cô mà thiếu đi sự đóng góp của chính sinh viên trong bài học hay chính là thiếu sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong quá trình học. Các thầy cô ít sử dụng những kỹ năng học tích
http://svnckh.com.vn 25
cực như giao bài tập, giao những bài nghiên cứu nhỏ có gắn với thực tế, hoặc tăng những giờ thảo luận trong lớp học. Những kỹ năng học như thế sẽ giúp cho sinh viên tránh ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà là thực sự nắm được vấn đề và có khả năng áp dụng vào thực tế.
(b) Sinh viên học tập và tiếp cận kiến thức một cách thụ động: Tuy việc truyền đạt kiến thức của các thầy cô đã được xác định “lấy sinh viên làm trung tâm, thầy cô chỉ là người hướng dẫn”, nhưng có thể do cách tổ chức bài giảng của thầy cô hoặc có thể do sự thiếu linh hoạt trong việc học tập của sinh viên mà điều này ít nhiều bị xao nhãng. Sinh viên vẫn có thói quen học kiểu ghi chép, và chỉ dừng lại ở những kiến thức đơn thuần được đưa ra trong bài giảng và sách giáo trình. Đối với sinh viên khối ngành kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành TC – NH nói riêng, những kiến thức cập nhật về tình hình kinh tế thế giới hoặc những thay đổi trong những nghiệp vụ mình đang học là hết sức cần thiết. Đó là chưa kể đến việc sinh viên cần phải tham khảo them những tài liệu, giáo trình nước ngoài để một phần nào đó có thể bắt nhịp cùng chương trình đào tạo quốc tế vì giáo trình tại Việt Nam chưa thực sự cập nhật và thống nhất.
(c) Thiếu nhận thức về sự khác biệt giữa giáo dục và đào tạo: Các trường cần tự xác định giáo dục và đào tạo là hai phạm trù khác nhau trong cùng một mục đích là có được đầu ra là nguồn nhân lực. Giáo dục là sự chuẩn bị chung cho việc học cá nhân và nghề nghiệp lâu dài, còn đào tạo là sự chuẩn bị cụ thể để có khả năng thực hiện hoàn tất công việc. Dường như ở Việt Nam, hầu hết nguồn nhân lực mới chỉ được giáo dục chứ chưa được đào tạo. Cụ thể là nguồn nhân lực trong ngành TC – NH mới chỉ được dạy các kiến thức chuyên ngành chứ chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết khi giải quyết một công việc cụ thể.
(d) Mất cân đối giữa các giờ học lý thuyết và giờ học thực hành/ áp dụng vào tình huống thực tế: Việc truyền đạt kiến thức ở Việt Nam vẫn tập trung quá lớn vào cung cấp lý thuyết và kiên thức dữ kiện mà thiếu hẳn các bài học tình huống.
http://svnckh.com.vn 26
Kiến thức cơ sở là phần sinh viên bắt buộc phải nắm được, từ đó mới có thể áp dụng vào các bài học tình huống, ngược lại, từ việc học các bài tập tình huống như vậy, sinh viên có thể nắm rõ hơn và thậm chí là bổ sung, phát triển những kiến thức nền đã được học. Hơn nữa, chính việc soạn ra một khối lượng kiến thức khá nặng phải hoàn thành cùng một thời lượng như đối với các môn đại cương đã khiến cho việc tiếp thu vội vàng và không có thời gian cho áp dụng. Trong khi một môn học đại cương có thể chiếm tới 8 trình tương đương 120 tiết thì một môn học chuyên ngành lại chỉ có vỏn vẹn 60 tiết. Đã có thầy cô giáo thừa nhận, với một thời lượng như vậy cho một khối lượng kiến thức chuyên ngành lớn và phức tạp thì khó có thể hoàn thành một cách chi tiết, chưa nói đến việc có thể thực hành.