Về chương trình đào tạo và các môn học

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 27 - 32)

1. Nguyên nhân từ phía Nhà trƣờng – bên cung trên thị trƣờng

1.2.Về chương trình đào tạo và các môn học

(a) Mất nhiều thời gian đào tạo nhóm bộ môn chính trị và môn Giáo dục quốc phòng

Chương trình đào tạo Đại học (ĐH) phổ biến trên thế giới đã được công nhận có nhiều điểm khác biệt đối với chương trình đào tạo ĐH ở Việt Nam. Khác biệt là điều tất yếu vì mỗi quốc gia đều có sự lựa chọn riêng, và có nhiều yếu tố tác động đến lựa chọn đó, nhưng khác biệt về thời lượng dành cho các môn chính trị và giáo dục quốc phòng có thể đưa đến những ảnh hưởng không được tích cực đến thời gian cung cấp cho sinh viên (SV) những kiến thức chuyên ngành cần thiết. Trong tất cả các chương trình đào tạo của Việt Nam đều có nhóm các môn chính trị và giao dục quốc phòng trong khi các trường nước ngoài không hề có hoặc không bắt buộc. Các môn này thường chiến từ 20 đến 24 đơn vị học trình (khoảng 300 – 360 tiết học), điều này dẫn đến việc bất bình đẳng trong việc học và công nhận trình độ đối với người tốt nghiệp Đại học. Một trường ĐH hoặc một doanh nghiệp nước ngoài có thể không công nhận bằng cử nhân tại một trường ĐH Việt Nam do sinh viên không được học đủ số giờ cần thiết cho một môn chuyên ngành, nhưng, một

http://svnckh.com.vn 27

trường ĐH hoặc một doanh nghiệp ở Việt Nam không thể từ chối bằng cử nhân của một sinh viên nước ngoài vì họ thiếu giờ học cho các môn chính trị và giáo dục quốc phòng. Trong sự hội nhập mạnh mẽ và xu thế phát triển nhanh chóng của tri thức như hiện nay, liệu một cử nhân tốt nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu cho công việc tại các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức… đòi hỏi kiến thức chuyên ngành cao, am hiểu công việc sâu sắc hay không? Đã từng có nhiều ý kiến đề đạt trong các hội nghị về cải cách giáo dục ĐH về việc giảm bớt thời lượng học cho các môn khoa học xã hội, để giành thời gian tập trung cho các môn chuyên ngành và các kỹ năng thực tế; nhưng kết quả hầu như không thay đổi.

(b) Các trƣờng ĐH chƣa đƣợc tự chủ chƣơng trình đào tạo

Hiện nay, chương trình giáo dục ĐH của ta vẫn còn kém hiệu quả và một nguyên nhân rõ rệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo khống chế quá chặt về chương trình khung, yêu cầu các trường phải tuân thủ một cách cứng nhắc. Cũng với một ví dụ tương tự như trên, chương trình khung của quy định phải có môn học giáo dục thể chất, trong khi với ĐH nước ngoài đây là môn học tự chọn. Việc sắp xếp và bố trí thời gian cho môn giáo dục quốc phòng cũng không hợp lý. Thông thường, hiện nay sinh viên phải mất một tháng vừa học lý thuyết vừa thực hành. Khoảng thời gian này có thể được dành ra cho việc học ngoại khóa hay cho sinh viên thực hành những nghiệp vụ đã được học, như vậy, có lẽ chất lượng đào tạo sẽ cao hơn. Nếu như các trường được chủ động trong biên soạn chương trình, trong cùng một ngành, mỗi trường sẽ có chương trình đặc thù mang thế mạnh riêng của trường mình. Đây cũng là một cách cạnh tranh lành mạnh giữa các trường từ đó tạo động lực nâng cao chất lượng đào tạo.

(c) Đào tạo dàn trải không chuyên sâu, dẫn đến việc sinh viên chuyên ngành Tài chính ngân hàng (TCNH) ra trƣờng với số lƣợng lớn nhƣng chất lƣợng không cao. Theo những nghiên cứu gần đây, khối lượng sinh viên ra trường thuộc chuyên ngành TC – NH thậm chí vượt quá nhu cầu tuyển dụng của các NH, công ty

http://svnckh.com.vn 28

tài chính và các tổ chức tín dụng, nhưng nguồn nhân lực có chất lượng và đạt được yêu cầu tuyển dụng lại dừng lại ở con số quá thấp. Đại diện NH Xuất nhập khẩu Việt nam Eximbank cho biết, hiện nay hầu hết các sinh viên ra trường chưa thể đáp ứng được ngay nhu cầu công việc, gần như 100% các nhân viên đều phải qua một lớp đào tạo ngắn hạn ít nhất là 3 tháng do NH tổ chức rồi sau đó được hướng dẫn thực tế mới làm được việc. Cũng theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, các nhân viên hiện tại đang làm việc tại các NH hầu hết cho rằng sinh viên sau khi vào làm từ 3 đến 6 tháng mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Tài chính Ngân hàng là một lĩnh vực khá rộng, bao gồm nhiều phân ngành nhỏ và mỗi một phân ngành như vậy lại yêu cầu những kỹ năng và nghiệp vụ khác nhau. Tuy nhiên, việc đào tạo trong trường ĐH lại không được tách bạch ra như vậy: sinh viên ngành Tài chính, sinh viên ngành Ngân hàng, sinh viên Kinh tế có khi cùng được dạy một môn nhưng nội dung lại không tương đồng, hoặc có khi được học các môn có tên gọi khác nhau nhưng lại có nội dung tương tự. Ở một khía cạnh khác, sinh viên được trang bị những kiến thức đa dạng thuộc nhiều môn học nhưng dàn trải ở quá nhiều môn, không tập trung, không chuyên sâu, dẫn đến tình trạng sinh viên có kiến thức về một mảng nào đó nhưng chỉ là những kiến thức sơ qua và chưa thể đủ để đáp ứng yêu cầu công việc cho mảng đó. Theo con số thống kê không chính thức thì có khoảng 70% sinh viên khi ra trường không làm theo đúng chuyên ngành mà mình đã học, thậm chí rất nhiều trong số họ phải chấp nhận công việc chỉ đòi hỏi trình độ trung cấp, trong khí đó, các doanh nghiệp và ngân hàng vẫn tiếp tục đau đầu vì bài toán đào tạo nhân lực.

Thêm vào đó là việc phân ngành và cấu trúc môn học không rõ ràng, thậm chí

còn chồng chéo vì lý do kích thích theo chỉ tiêu số lượng. Mỗi khoa có xu hướng quản lý nhiều môn học hơn, thời lượng tiết giảng lớn hơn, và như vậy thì thu nhập đổ về cho giảng viên trong khoa nhiều hơn. Từ đó xuất hiện xu hướng phân nhỏ một chuyên ngành hẹp ra thành những chuyên ngành quá hẹp và đưa chúng về

http://svnckh.com.vn 29

thành các khoa riêng biệt. Việc phân nhỏ hay dạy trùng lặp làm tăng số lượng môn học bắt buộc trong từng chuyên ngành tăng lên đáng kể. Và như vậy khó có thể đưa thêm vào chương trình những môn học hiện đại mà thị trường đang có nhu cầu.

(d) Chƣơng trình đào tạo đại học yêu cầu quá nhiều môn học: Thông thường, trong một học kỳ, sinh viên phải học từ 6 đến 8 môn, mỗi môn khoảng 4 đơn vị học trình, và như vậy sinh viên không thể có kiến thức sâu. Đây cũng là một khối lượng công việc khá lớn cho cả giảng viên và sinh viên. Giảng viên sẽ không có nhiều thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị bài giảng một cách phong phú, còn sinh viên thì không có thời gian tự học, tự tìm hiểu thêm và làm những bài tập hoặc đọc những thông tin bổ trợ. Hơn nữa, tất cả các môn học đều là các môn bắt buộc, không có khoảng trống dành cho môn học tự chọn. Về nguyên tắc, một sinh viên thuộc ngành này có thể theo học một số môn bổ trợ thuộc ngành khác để tăng khả năng tìm việc làm chẳng hạn, nhưng số môn bắt buộc trong nội bộ ngành thường đã quá cao, sinh viên lại phải đạt điểm giỏi các môn này như là một điều kiện tiên quyết. Thậm chí có trường còn không cho phép sinh viên học hai chuyên ngành cùng một lúc mặc dù đã đáp ứng đủ điều kiện vì không có tiền lệ. Điều này ngăn cản rất nhiều việc học tập, cầu thị và tự bổ trợ kiến thức của sinh viên.

(e) Nội dung của mỗi môn học và chƣơng trình đào tạo có phần lỗi thời, không ngang bằng với trình độ phát triển của thế giới. Khung chương trình đào tạo vẫn đi theo một lối mòn cũ. Một khung chương trình đào tạo tiêu biểu của một trường kinh tế là hai năm đầu học các môn đại cương, và hai năm tiếp theo học các môn chuyên ngành. Đối với một số trường thời gian đào tạo là 4 năm thì khoảng thời gian cho các môn chuyên ngành thực chất chỉ là 3 năm rưỡi, như vậy là thời lượng còn ít hơn so với học các môn đại cương. Hầu hết các trường ĐH trên thế giới đều đào tạo theo hình thức tín chỉ, sinh viên ngoài những môn học bắt buộc có thể học thêm những môn bổ trợ mà anh ta thấy cần thiết cho công việc sau này, và có thể tự chủ về thời gian hoàn thành chương trình. Chương trình đào tạo như vậy sẽ khiến

http://svnckh.com.vn 30

cho sinh viên học tập tự chủ hơn và độc lập hơn trong việc thu nạp kiến thức cho mình.

Nội dung của từng môn học và chương trình đào tạo có phần lạc hậu, ít tạo điều kiện cho sinh viên tư duy, đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề.

(f) Thiếu các kỹ năng nghề nghiệp thông thƣờng: Các trường ĐH hiện nay hầu hết mới chỉ tập trung vào giảng dạy kiến thức mà chưa dành mối quan tâm thực sự đến một phần khuyết lớn trong kỹ năng nghề nghiệp thông thường của sinh viên như làm việc nhóm, giao tiếp, viết văn bản bằng tiếng Anh, phương pháp giải quyết vấn đề, sáng kiến tích cực, học tập suốt đời… Có thể lấy một ví dụ khá điển hình ở trường ĐH Ngoại thương Hà Nội sau khi tiến hành điều tra về chất lượng đào tạo của trường, trong phần kết quả về những phẩm chất còn thiếu của sinh viên Ngoại thương, các kỹ năng nghề nghiệp thông thường lại chiếm tỷ lệ khá cao so với chuyên môn nghiệp vụ.

Đồ thị 3: 13.91% 10.43% 10.00% 8.26% 6.96% 6.52% 6.09% 6.09% 5.22% 5.22% 3.48% 3.04% 2.17% 2.17% 2.17% 2.17% 2.17% 1.30% 1.30% 1.30% kỹ năng lãnh đạo/tổ chức khiêm tốn làm việc nhóm năng lực giao tiếp Cọ sát thực tế khả năng sáng tạo cần cù, chăm chỉ trình độ ngoại ngữ Làm việc độc lập và chịu trách nhiệm Làm việc với cường độ cao ham học hỏi thích nghi với môi trường tư duy tổng hợp chuyên môn sâu lòng trung thành Soạn thảo văn bản trung thực năng động Phẩm chất chính trị, đạo đức tính kiên trì

Các kỹ năng này hầu như sinh viên không được đào tạo trong trường và cũng không có nhiều thông tin để tìm hiểu. Các bạn chịu quan sát và để ý có thể tự trang bị bằng cách đọc sách hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn về các kỹ năng nghề nghiệp thông thường này. Hạn chế này dẫn đến khả năng hòa nhập với công việc có

http://svnckh.com.vn 31

thể gặp khó khăn, hoặc lúng túng khi phải giải quyết vấn đề nảy sinh trong khi làm việc.

(g) Thiếu thông tin về nhu cầu nghề nghiệp của các nhà tuyển dụng nên không có chƣơng trình đào tạo phù hợp. Một thực tế ở Việt Nam hiện nay là chưa có cơ quan nào đóng vai trò ban điều hành về nhu cầu đào tạo, hay nói cách khác, nhà tuyển dụng trong ngành TC – NH và các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này chưa có mối liên hệ cần thiết và Bộ Giáo dục đào tạo cũng chưa làm hết chức năng và nhiệm vụ của mình. Các trường ĐH hoàn toàn có thể điều chỉnh số chỉ tiêu cho mỗi ngành học để đáp ứng vừa đủ nhu cầu của các nhà tuyển dụng nếu có một dự báo về lượng cầu nhân lực cho từng tiểu ngành, từng chuyên môn nghiệp vụ cụ thể của các tổ chức TC – NH. Trong một vài năm vừa qua, các ngành ngoại thương, tài chính, ngân hàng thu hút một lượng lớn sinh viên đổ dồn vào học những ngành có tiềm năng lớn trên thị trường việc làm, tuy nhiên, luồng sinh viên này lại ít thay đổi theo những biến động của thị trường và các trường ĐH cũng không thường xuyên có sự điều chỉnh về chỉ tiêu tuyển sinh. Ví dụ cụ thể như, từ cuối năm 2007 đến thời điểm hiện tại, các NH Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn trong diễn biến kinh tế khá bất lợi, nhiều NH phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán, tuy nhiên, theo thống kê không chính thức thì số hồ sơ đăng ký thi vào Học viện Ngân hàng năm 2008 tăng gần như gấp đôi, từ 13.000 lên 25.000 so với năm 2007. Và cũng do không có thông tin về nhu cầu tuyển dụng cụ thể theo từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng nên các trường ĐH không thể điều chỉnh chương trình và quy mô đào tạo phù hợp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 27 - 32)