Không cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu của ngành

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 38 - 40)

2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng – bên cầu

2.1. Không cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu của ngành

Đứng trên cơ sở cách tiếp cận của nhóm nghiên cứu, trường đại học là nguồn cung sản phẩm – tức là các sinh viên khi ra trường và ngân hàng là bên cầu sản phẩm. “Có cầu rồi mới có cung” – hay nói cách khác, ngân hàng phải là những người đi đầu tiên phong trong việc xác định. Việc xác định sản phẩm của cầu – ngân hàng phải được thể hiện ở tất cả các khía cạnh: sản phẩm họ cần là gì – sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường có khả năng làm việc cho lĩnh vực ngân hàng, họ cần bao nhiêu sản phẩm đó – số lượng nhân viên cho mỗi bộ phận mà mỗi ngân hàng cần tuyển dụng trong từng năm và quan trọng hơn hết là chất lượng sản phẩm mà cầu – ngân hàng đòi hỏi là như thế nào – sinh viên kinh tế mới ra trường phải có được những kiến thức nền tảng như thế nào, khả năng liên hệ làm việc thực tế ra sao, các kĩ năng mềm họ đã rèn luyện được đến mức độ nào cũng như các tính cách bắt buộc phải có để có thể làm việc được trong môi trường ngân hàng…

Thế nhưng trên thực tế, các thông tin như thế này lại không được các ngân hàng tiết lộ ra ngoài. Một số ngân hàng còn coi đây là các thông tin mật hoặc là các lợi thế cạnh tranh đối với các ngân hàng khác, do đó việc để các trường đại học nói riêng và toàn xã hội nói chung nắm được các yêu cầu chi tiết của ngân hàng về số lượng và chất lượng sản phẩm – nguồn nhân lực họ cần là điều rất hạn chế.

Trong bối cảnh hiện nay kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tài chính ngân hàng đang là một ngành có quy mô và tốc độ phát triển lớn mạnh bậc nhất trong nền kinh tế. Do đó, tốc độ gia tăng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành ngân hàng cũng đứng nhất nhì trong thang bậc nhu cầu nhân lựuc cho các ngành nghề của nền kinh tế. Theo kết quả đánh giá các chỉ số nguồn nhân lực của Công ty tư vấn Navigos – một tổ chức chuyên tư vấn nguồn nhân lực hàng đầu tại Việt Nam

http://svnckh.com.vn 38

hiện nay, chỉ riêng trong hai quý đầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng nhu cầu nhân lực của ngành ngân hàng đã tăng đến 383% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, xét về tốc độ gia tăng của thị trường thì mức độ gia tăng nhân lực cho ngành ngân hàng chiếm tỉ lệ tăng 57%, đứng số một trong tất cả các ngành nghề của nền kinh tế, vượt xa kế toán ở vị trí thứ hai với tốc độ tăng 43%.

Tuy nhiên, những con số nêu trên chỉ là những thống kê chung cho toàn bộ ngành ngân hàng. Còn trên thực tế, mỗi ngân hàng cần tuyển dụng bao nhiêu nhân viên từng năm thì không có một con số thống kê chính thức nào. Thông thường chỉ sau khi các ngân hàng đã tuyển dụng xong thì thị trường mới biết được năm nay ngân hàng đó có lượng cầu bằng bao nhiêu. Trong khi đó, thực ra chỉ cần dựa vào các kế hoạch phát triển, mở rộng cho từng năm là các ngân hàng đã có thể ước tính được khá sát nhu cầu tuyển dụng cho năm đó, số lượng cụ thể bao nhiêu, cho những bộ phận nghiệp vụ nào với các yêu cầu công việc của từng bộ phận ra sao.

Trên cơ sở trên, các ngân hàng hoàn toàn có thể cung cấp thông tin cho các trường đại học để các trường có định hướng tốt hơn cho việc đào tạo sinh viên ra trường – sao cho đảm bảo được cả số lượng và chất lượng. Việc cung cấp thông tin về nhu cầu của mình cho các trường đại học để các trường xác định chương trình đào tạo và đồng thời cho các sinh viên khối ngành kinh tế để sinh viên tự định hướng tốt nhất cho bản thân hoàn toàn có thể thực hiện thông qua các hình thức đơn giản như các buổi nói chuyện, buổi hội thảo hay các ngày hội việc làm… mà các ngân hàng tổ chức tại các trường đại học.

Thế nhưng, trên thực tế hiện nay, các chương trình trao đổi thông tin như vậy còn rất hạn chế. Một số ngân hàng cũng đã tiến hành các ngày hội việc làm nhưng công việc chỉ được thực hiện khi ngân hàng đó có nhu cầu tuyển dụng và cũng chỉ nhắm đến đối tượng sinh viên đang trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Còn lại, các buổi nói chuyện hay hội thảo mang tính cung cấp thông tin về nhu cầu sản

http://svnckh.com.vn 39

như chưa thấy được tổ chức ở các trường đại học. Việc đào tạo ở trường đại học, do đó, phụ thuộc vào các yếu tố không gắn với nhu cầu thị trường: Ví dụ như, số lượng sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng hoặc ngành kinh tế khác có thể làm việc trong ngành ngân hàng phụ thuộc vào quy mô của trường; nội dung đào tạo, từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm – sinh viên phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm, thế mạnh của từng trường…

Một số ngân hàng cũng đã tỏ ra quan tâm hơn đến việc đào tạo ra nguồn nhân lực cho mình thông qua các chương trình trao học bổng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên học tập tốt hơn. Nhiều ngân hàng trao học bổng kèm điều kiện sinh viên đó khi ra trường sẽ phải làm việc cho ngân hàng đó. Tuy nhiên, một thực tế khác cho thấy mặc dù đã chắc chắn rằng sinh viên được nhận học bổng sẽ là nhân viên tương lai của mình song các ngân hàng vẫn từ chối việc cho các sinh viên đó được thực tập thực sự, làm quen và bắt tay vào làm việc như một nhân viên thực thụ trong hệ thống của mình khi sinh viên đó vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Tóm lại, hầu hết các ngân hàng – trong vai trò là cầu lao động của thị trường - chưa có những hoạt động tích cực, chủ động để cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về các yêu cầu tuyển dụng của mình. Điều đó khiến cho các cơ quan đào tạo không tiếp xúc trực tiếp không hiểu, sinh viên ngồi trên ghế nhà trường học chương trình lý thuyết cũng không được thực hành thực tế thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm. Chính lý do trên đã gây ra sự chênh lệch giữa các yêu cầu của ngân hàng và khả năng đáp ứng thực tế của sinh viên.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)