3. Nguyên nhân đặc biệt từ chủ quan sinh viên – sản phẩm trên thị trƣờng
3.1. Không có định hướng nghề nghiệp
Bản thân các học sinh khối phổ thông trung học (PTTH) khi thi đại học nắm trong tay quyền quyết định sẽ thi trường nào, chọn ngành nào – hay nói trên góc độ mà nhóm nghiên cứu đang xem xét, tức là có quyền lựa chọn họ sẽ trở thành đầu vào (input) cho quá trình sản xuất nào. Như vậy, các học sinh PTTH – trong vai trò là đầu vào đặc biệt để tạo ra một đầu ra đặc biệt – phải nắm rõ được năng lực của mình (chất lượng đầu vào) cũng như quá trình sản xuất kia và những yêu cầu của thi trường đối với đầu ra. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là một số lượng không nhỏ học sinh chọn ngành học đại học hoàn toàn không xem xét đến năng lực của bản thân và các đòi hỏi của ngành học.
http://svnckh.com.vn 45
Nhóm nghiên cứu xin trích dẫn ra đây kết quả của một công trình nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến quá trình làm việc và định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên do một nhóm giảng viên của trường Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐUQG Tp.HCM) tiến hành. Đề tài nghiên cứu trên đã được tiến hành trên cơ sở điều tra 1787 sinh viên thuộc một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 7: Động cơ chọn nghề - chọn trƣờng của sinh viên Lí do Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Phù hợp với sở thích 3.81 0.99 1 Phù hợp với năng lực 3.69 1.01 2
Do có thông tin đầy đủ về ngành đó 3.04 1.12 3
Theo lời khuyên của bố mẹ 2.45 1.09 4
Ngành đó đang được ưa chuộng 2.45 1.12 5
Theo ý kiến của bạn bè 1.96 0.91 6
Do điểm thi thấp, không vào được các ngành khác
1.92 1.05 7
Do điểm tuyển thấp, khả năng đỗ cao 1.90 1.19 8
Theo truyền thống gia đình 0.95 0.95 9
Nguồn: Nghiên cứu “Một số yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động học tập và đinh hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên” – Nhóm giảng viên ĐHQG Tp.HCM (2002)
Kết quả điểu tra cho thấy động lực chủ yếu quyết định việc chọn ngành – chọn trường của các sinh viên là: Phù hợp với sở thích (thứ bậc quan trọng số 1), Phù hợp với năng lực (thứ bậc quan trọng số 2) và Có thông tin đầy đủ về ngành đó (thứ bậc quan trọng số 3). Đồng thời có 88% sinh viên cho biết quyết định chọn thi trường đại học họ đang theo học xuất phát là mong muốn và sở thích. Như vậy có
http://svnckh.com.vn 46
thể nói một số lượng lớn sinh viên theo học đại học mà không có bất kì một định hướng nào cụ thể.
Tình trạng không có định hướng nghề nghiệp ở đại bộ phận sinh viên ngay từ khi còn học trung học phổ thông và trong thời kì theo học đại học đã gây ra một số vấn đề lớn. Một là, trong quá trình học, sinh viên không có đủ sự đam mê, kiên trì và quyêt tâm theo đuổi lựa chọn của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng sinh viên thụ động trong học tập, coi học tập ở đại học là nghĩa vụ và không có ý thức rèn luyện bản thân, tự xây dựng cho mình tác phong làm việc cho công việc tương lai. Hai là, việc lựa chọn ngành nghê không có định hướng chi tiết khiến một bộ phận sinh viên không thể tiếp tục theo học do ngành học không phù hợp với năng lực, không đúng với sở trường.
Khi tiếp tục nghiên cứu mức độ gắn bó với trường đại học, ngành học và nghề nghiệp, kết quả điều tra của nhóm giảng viên trường ĐHQG Tp.HCM đã cho thấy các số liệu như sau:
Bảng 8: Tình cảm gắn bó với nghề nghiệp Số SV Tỉ lệ phần trăm Gắn bó 981 54.9 Do dự 352 19.7 Không muốn gắn bó 442 14.8 Bỏ trống 11 0.6 Tổng cộng 1787 100
Nguồn: Nghiên cứu “Một số yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động học tập và đinh hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên” – Nhóm giảng viên ĐHQG Tp.HCM (2002)
Như đã trình bày ở trên, có 88% sinh viên chọn các trường họ đang theo học với lí do là sở thích và mong muốn, nhưng trong quá trình học có đến 794 sinh viên
http://svnckh.com.vn 47
(chiếm 34,5%) dứt khoát muốn bỏ ngành hoặc dao động. Trong đó, tỉ lệ sinh viên muốn bỏ học ở các năm có sự chênh lệch như sau:
Bảng 9: Tình hình SV các năm học không muốn gắn bó với ngành học Năm đang theo học Tổng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Gắn bó 23.7% 24.0% 24.3% 26.9% 1.2% 100%
Do dự và muốn bỏ ngành 26.2% 21.2% 29.8% 22.8% - 100%
Nguồn: Nghiên cứu “Một số yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động học tập và đinh hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên” – Nhóm giảng viên ĐHQG Tp.HCM (2002)
Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo phía Nam năm học 2000 – 2004 về vấn đề học sinh chọn trường – khối và ngành – nghề theo cảm cảm hứng cũng chỉ ra rằng: 34% trường hợp chọn nhầm nghề, 42% trường hợp chỉ phù hợp gượng ép. Trong phiếu điều tra về “định hướng nơi làm việc sau khi ra trường của sinh viên ngoại tỉnh” (đề tài được tiến hành điều tra ở 3 trường: học viện ngân hàng, học viện bưu chính viễn thông và đại học kinh tế - ĐH quốc gia) cũng của Viện nghiên cứu này, kết quả cho thấy 50% sinh viên năm thứ 3 không có hứng thú với ngành nghề họ đang theo học.
http://svnckh.com.vn 48
Không có sự đam mê với ngành đang theo học, không nắm được bản chất, đặc thù và các yêu cầu của ngành đang theo học, năng lực cá nhân không đáp ứng được các yêu cầu đó khiến sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành kinh tế nói riêng, khi ra trường không thể được tuyển dụng. Nghiên cứu trên cũng cho biết nguyên nhân chính khiến 90% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm trái ngành là do không phù hợp với nghề.