Chưa tạo điều kiện thích đáng cho các chương trình hỗ trợ đào tạo, liên kết đào tạo với các trường đại học

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 40 - 45)

2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng – bên cầu

2.2. Chưa tạo điều kiện thích đáng cho các chương trình hỗ trợ đào tạo, liên kết đào tạo với các trường đại học

kết đào tạo với các trường đại học

Không chỉ riêng ngành ngân hàng, có thể nói hầu hết tất cả các ngành nghề trong xã hội, từ kinh tế đến kĩ thuật, ngoại ngữ, việc đào tạo rèn luyện học sinh sinh viên dường như được xem là công việc riêng của ngành giáo dục đào tạo. Có thể

http://svnckh.com.vn 40

nói hiện nay, chương trình đào tạo tại các trường đại học tài chính ngân hàng chậm đổi mới theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong xã hội. Chương trình học tại các trường đại học giờ đây đã trở nên lạc hậu, quá lý thuyết và đã không còn phù hợp với những yêu cầu của ngân hàng hiện tại. Đó là những yếu kém có thể thấy rất rõ ràng đã tiềm ẩn lâu nay trong hệ thống đào tạo. Đồng thời, đứng trên góc độ cầu mà xét, học sinh sinh viên chính là các đầu vào đóng vai trò quyết định đối với bất kì một ngành nghề, một tổ chức nào. Thế nhưng việc tham gia hỗ trợ của các tổ chức, ngành nghề vào việc đào tạo giáo dục rất hạn chế, thậm chí không hề có. Đặc biệt, với những ngành có đặc thù đòi hỏi thực hành thực tế cao với việc tham gia vào một quy trình, một hệ thống liền mạch như ngân hàng, hỗ trợ liên kết đào tạo về khía cạnh thực hành là một phần tất yếu rất cần thiết để đảm bảo chất lượng đầu vào – sinh viên: Sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức được nghe giảng trên trường lớp mà còn hiểu được cách thức áp dụng các kiến thức đó vào thực tế làm việc cũng như hoàn toàn có thể bắt tay ngay vào quy trình làm việc. Vậy nhưng ở ngành ngân hàng, việc xây dựng các mô hình liên kết, hỗ trợ giảng dạy, đào tạo với trường đại học có vẻ như vẫn là một công việc xa vời, không có tính khả thi.

Thứ nhất các ngân hàng chưa có kế hoạch phối hợp với các trường đại học cải thiện chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế của ngân hàng. Chương trình đào tạo tới nay đã quá lạc hậu, không cập nhật thường xuyên; ngoài ra còn có quá nhiều môn không cần thiết, nên đã xảy ra tình trạng sinh viên ra trường sau bốn hoặc năm năm học đại học nhưng kiến thức chỉ là lý thuyết, kém các kỹ năng cần thiết cho một nhân viên ngân hàng. Cũng vì thế, các ngân hàng thường có những khóa học ngắn hạn đào tạo cho nhân viên mới của mình vì họ- những sinh viên mới ra trường không có kiến thức thực tế và kinh nghiệm để làm việc thực sự. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian về tiền bạc đối với ngân hàng mà còn làm tăng chi phí đào tạo, bao gồm cả chi phí kế toán và chi phí cơ hội, đối với cả trường đại học và bản thân sinh viên khi thời gian đào tạo thực tế để một

http://svnckh.com.vn 41

sinh viên có thể thật sự làm việc không dừng lại ở con số bốn hay năm năm học ở bậc đại học.

Một thực tế hiện nay cho thấy chương trình đào tạo ở các trường đại học thường không bám sát thực tiễn, các sinh viên khi đi học bậc đại học thường chỉ được nghe giảng lý thuyết. Thêm vào đó, các trường đại học mới chỉ tập trung vào việc đào tạo kiến thức nền tảng hay các kĩ năng cứng cho sinh viên mà lơ là việc tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện các kĩ năng mềm. Trong bản điều tra mà nhóm nghiên cứu tiến hành đối với các nhân viên ngân hàng đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm và đã từng trực tiếp hướng dẫn sinh viên mới ra trường làm quen với

công việc, nhóm nghiên cứu có đưa ra câu hỏi “Đâu là vấn đề lớn nhất trong quá

trình đào tạo lại sinh viên mới ra trường khi vừa được tuyển dụng vào ngân

hàng?”. Xin trích dẫn ra dưới đây kết quả:

Bảng 6: Vấn đề lớn nhất trong quá trình đào tạo lại sinh viên mới ra trƣờng

Vần đề Số phiếu trả lời Tỉ lệ %

Chương trình đào tạo thiếu thực tiễn 60 76.9%

Thiếu rèn luyện kĩ năng mềm 43 55.1%

Tiếng anh và tin học hạn chế 13 16.7%

Khả năng liên hệ thực tế kém 47 60.3%

Ý thức không tốt 27 34.6%

Tổng cộng 78

Từ bảng trên có thể thấy, đại bộ phận nhân viên ngân hàng (60 trên tổng số 78 phiếu trả lời) nhận định rằng vấn đề lớn nhất, gây khó khăn và tốn kém nhiều nhất đối với ngân hàng khi tuyển dụng sinh viên khối ngành kinh tế vừa mới tốt nghiệp chính là sự chênh lệch giữa chương trình đào tạo mang nặng lý thuyết và

http://svnckh.com.vn 42

thực tiễn. Từ đó dẫn đến tình trạng sinh viên hầu như không có khả năng liên hệ thực tiễn, các kiến thức học được ở trường chỉ là “kiến thức suông” không biết áp dụng vào làm việc trong tình huống cụ thể (nhận định của 60.3% nhân viên ngân hàng được hỏi).

Một bất cập khác nữa gây ra tình trạng bất cân xứng giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động cho ngành ngân hàng chính là ở chỗ: Tài liệu đào tạo cho nguồn nhân lực đó. Hiện tại, sinh viên khối ngành kinh tế khi học các môn liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng sẽ được giảng dạy theo giáo trình của riêng từng trường, thậm chí từng khoa khác nhau trong từng trường. Các giáo trình này cung cấp được kiến thức cơ bản cho sinh viên nhưng không phải là đủ để sinh viên có thể hình dung được toàn bộ quy trình làm việc của một nghiệp vụ cụ thể trong ngành ngân hàng. Ví dụ như sinh viên thường không có cơ hội tiếp cận được một bộ chứng từ đầy đủ cho quá trình mở L/C cho đến khi thanh toán L/C. Trong khi đó, các tài liệu này ở các ngân hàng luôn luôn có sẵn. Tuy nhiên, với một số lí do như tài liệu mật, đảm bảo bí mật cho khách hàng…mà các ngân hàng từ chối đưa các tài liệu này ra bên ngoài, ngay cả khi đó là cung cấp cho các trường đại học để phục vụ công tác đào tạo ra các sản phẩm đầu vào tương lai cho chính các ngân hàng đó.

Thứ hai, việc liên kết, phối hợp đào tạo giữa ngân hàng và các đơn vị đào tạo không chỉ nằm ở khung chương trình học thống nhất và hợp lý mà còn ở các hoạt động cho sinh viên tiếp xúc với thực tế để tích lũy kinh nghiệm, đồng thời bắt nhịp với công việc nhanh hơn khi làm việc thực tế. Điều đó thể hiện qua các liên kết thực tập, kiến tập cho sinh viên tại các ngân hàng. Hiện tại các ngân hàng có cho phép sinh viên các trường khối kinh tế kiến tập, thực tập tại các chi nhánh của ngân hàng hoặc thậm chí một số ngân hàng còn cho sinh viên thực tập trong các phòng ban của Hội sở. Tuy nhiên, những mô hình thực tập, kiến tập như vậy chỉ mang tính hình thức, đặc biệt đối với ngành ngân hàng khi mà một sai sót nhỏ sẽ có thể

http://svnckh.com.vn 43

dẫn đến hậu quả rất lớn. Vì rất nhiều lý do tương tự như vậy mà sinh viên thực tập không có cơ hội làm việc thực tế, áp dụng những gì đã học trên ghế nhà trường vào công việc trong quá trình kiến tâp, thực tập. Rất nhiều sinh viên phản ánh rằng trong quá trình thực tập ở các ngân hàng họ không được làm gì ngoài việc đọc tài liệu, không được tiếp xúc thực tế, không được áp dụng những gì đã học. Thậm chí ngay cả các tài liệu mà sinh viên được tiếp xúc cũng bị hạn chế. Thông thường sinh viên chỉ được đọc các báo cáo thường niên trong khi các bộ chứng từ thanh toán hay quy trình nghiệp vụ được coi là tài liệu lưu hành nội bộ nên không thể cho sinh viên tìm hiểu. Như vậy rõ ràng chuyện sinh viên đi thực tập là thật, nhưng lượng kiến thức thu được lại không nhiều.

Tương tự như việc cho sinh viên tham gia vào hệ thống hoạt động của ngân hàng thông qua các khóa kiến tập, thực tập, xây dựng và triển khi một mô hình ngân hàng ngay trong trường đại học cũng có thể giúp ích trong việc nâng cao khả năng thực hành của sinh viên. Các mô hình như thế này ở mức độ đơn giản hơn đã được áp dụng tại các trường phổ thông ở Hoa Kì ngay từ những năm 1960 trong khi ở Việt Nam hiện nay, nó vẫn còn là một khái niệm rất xa lạ đối với các trường đại học, thậm chí tại chính các trường đại học chuyên đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng. Chưa có một ngân hàng nào đứng ra kết hợp cùng với ngành giáo dục xây dựng một ngân hàng thực sự, hoặc một ngân hàng mô hình – ngân hàng ảo trong trường đại học để các sinh viên thực hành các công việc của một nhân viên ngân hàng thật sự.

Tóm lại, sự bất cân xứng giữa yêu cầu của ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên cũng do một phần nguyên nhân từ phía ngân hàng. Ngân hàng-đơn vị cầu lao động chưa thực sự chủ động trong công tác cung cấp thông tin tuyển dụng, thu hút nhân tài và liên kết với các trường đại học và các đơn vị đào tạo thay đổi để có một chương trình học phù hợp và thực tế hơn, việc thực tập thực tiễn hơn, và có

http://svnckh.com.vn 44

mô hình ngân hàng tại các trường đại học giúp sinh viên đáp ứng tốt hơn các yêu cầu cốt lõi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)