3. Liên kết, hỗ trợ thông tin và đào tạo giữa ngân hàng và các cơ sở đào tạo
3.2. Giảng viên tại các cơ sở đào tạo có thể tham gia họp tổng kết tình huống, kinh nghiệm với ngân hàng:
kinh nghiệm với ngân hàng:
Hiện nay, nhiều ngân hàng có tổ chức họp tổng kết định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng để rút kinh nghiệm. Theo như ông Trần Vũ Long, giám đốc trung tâm thẻ của ngân hàng Sài Gòn Công thương (SGB): “Mỗi tuần, chúng tôi đều có những cuộc trao đổi nội bộ, đưa ra các tình huống thực tế và khả năng để tất cả cùng trao đổi (trực tiếp, theo nhóm, bằng văn bản), sau đó, lãnh đạo bộ phận tổng hợp lại để đưa ra cách xử lý được đánh giá là tối ưu để mọi người cùng thực hiện. Nhờ phương pháp này, tại SGB, dịch vụ khách hàng đã và đang tiến bộ rất nhiều. Ngoài ra, SGB có một trang web nội bộ, nhằm tạo diễn đàn cho nhân viên trao đổi, trình bày những vấn đề chưa tự tin đưa ra trong cuộc họp, từ đó bổ sung kiến thức còn thiếu sút cho nhân viên...”
Đây là một hình thức đào tạo nội bộ ngân hàng hiệu quả mà có thể mở rộng ra chia sẻ với các trường. Khi có sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và nhà trường, các giảng cũng có thể tham gia vào một số buổi họp rút kinh nghiệm này, và có account truy cập một số mục trong trang web nội bộ của ngân hàng. Thông qua đó, họ có thể nâng cao được kiến thức thực tế của mình, họ vừa có thể dự thính để tiếp thu kinh nghiệm vừa góp phần tư vấn về mặt lý luận cho phía các ngân hàng.
Các vấn đề về bảo mật thông tin khách hàng của phía ngân hàng vẫn sẽ được đảm bảo khi giới hạn sự tham gia của các giảng viên ở một mức độ nhất định và/hoặc ký kết các hợp đồng bảo mật thông tin. Khi các giảng viên sử dụng các
http://svnckh.com.vn 73
kiến thức thực tế này, có thể thay đổi các chi tiết cụ thể, chỉ giữ lại các vấn đề, sai sót chính để hướng dẫn sinh viên giải quyết.