Đánh giá quá cao vể bản thân và thiếu thái độ cầu thị

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 55 - 60)

3. Nguyên nhân đặc biệt từ chủ quan sinh viên – sản phẩm trên thị trƣờng

3.3. Đánh giá quá cao vể bản thân và thiếu thái độ cầu thị

Tài chính – ngân hàng là một trong các ngành nghề hiện đang có cầu lao động rất lớn trong thời gian hiện nay, khi Việt Nam đang trên đà phát triển đáng kể và ngày càng mở rộng ra hòa nhập với thế giới. Do đó, tài chính – ngân hàng đang nằm trong danh sách các công việc được ưa chuộng nhất hiện nay, tạo ra trào lưu rộng khắp. Thực tế cho thấy số lượng học sinh tham gia thi vào các khoa đào tạo ngành này ở các trường đại học không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, chính thực tế chạy đua theo ngành ngân hàng trong khi không có định hướng nghề nghiệp và không xem xét đến năng lực của bản thân cùng với quá trình học tập thụ động ở các trường đại học, chỉ biết đến lý thuyết mà thiếu hụt nghiêm trọng thực tế và thực hành của sinh viên ngành kinh tế đã góp phần không nhỏ trong việc nhiều sinh viên cho rằng kiến thức được học ở trường đã là tương đối đủ để bắt tay ngay vào công việc. Kết quả điều tra sự đánh giá năng lực của sinh viên mới ra trường từ cả hai phía: ngân hàng và sinh viên của nhóm nghiên cứu đã thể hiện rất rõ sự bất cân xứng mà nhóm đang hướng tới đồng thời cho thấy thực tế các sinh viên khối ngành kinh tế chưa đánh giá đúng được năng lực của mình. Dưới đây nhóm nghiên cứu

http://svnckh.com.vn 55

xin đưa ra một số các tiêu chí trong bản điều tra của nhóm thể hiện rõ nhất sự bất cân xứng giữa bản đánh giá của ngân hàng và bản tự đánh giá của sinh viên.

Bảng 15: Các tiêu chí có sự đánh giá lệch nhau nhiều nhất Mảng tiêu chí Tiêu chí Tự đánh giá của SV Đánh giá của NH Mức độ chênh lệch Nghiệp vụ chuyên môn

Nắm được UCP và ISBP 3.32 2.71 0.61

Hiểu biết về kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương

3.45 2.97 0.48

Các kiến thức thương mại cơ sở

3.39 2.79 0.6

Giải quyết các sai sót và tranh chấp (nếu phát sinh)

2.87 2.17 0.7

Hiểu biết chung về thẻ 3.48 2.59 0.89

Nghiệp vụ phát hành thẻ 3.01 2.22 0.79

Nghiệp vụ thanh toán thẻ 3.24 2.19 1.05 Kĩ năng mềm Tiếp nhận và học hỏi từ phê bình 3.49 3.10 0.38

Hiểu biết về con người 3.12 2.80 0.32

Hiểu biết về ctrị và ktế vĩ mô 3.19 2.90 0.29 Lãnh đạo 3.09 2.71 0.38 Thuyết trình 3.52 3.15 0.37 Tính cách Khiêm tốn 3.81 3.66 0.15 Quyết tâm 3.53 3.39 0.14 Quyết đoán 3.58 3.42 0.16

Trong số 62 tiêu chí mà nhóm nghiên cứu đưa ra trong bảng điều tra của nhóm, chỉ có 3 tiêu chí không có sự chênh lệch giữa đánh giá của ngân hàng và sự tự đánh giá của sinh viên; đồng thời có 8 tiêu chí sinh viên khiêm tốn trong việc tự đánh giá mình và ngân hàng đưa ra nhận xét cao hơn sự tự nhận xét của sinh viên. Tuy nhiên trong 51 tiêu chí còn lại, sự tự đánh giá của sinh viên đều ở mức cao hơn

http://svnckh.com.vn 56

so với đánh giá về sinh viên mà các ngân hàng đưa ra. Từ bảng tổng kết trên, có thể thấy mức độ chênh lệch nhiều nhất trong sự đánh giá của hai bên đối tượng nghiên cứu nằm chính ở các kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn. Các tiêu chí này được nhóm nghiên cứu xây dựng trên cơ sở các môn học thực tế sinh viên khối ngành kinh tế đã được giảng dạy ở trường đại học và đồng thời cũng là các kiến thức cơ bản cần thiết để bắt tay vào làm việc trong ngành ngân hàng. Thế nhưng sự chênh lệch lớn nhất trong mảng tiêu chí này đã cho thấy giữa bản thân kiến thức được học ở trường và kiến thức thực tế cần có để có thể làm việc đã có độ “vênh”. Các sinh viên cho rằng họ nắm vững kiến thức đã được học ở trường và tự tin đánh giá bản thân đạt các mức điểm khá cao trong phần Nghiệp vụ Chuyên môn song họ không nhận thức được các kiến thức đó chưa thể sử dụng được ngay vào quá trình làm việc. Điều này có thể được lí giải một phần thông qua thực tế đã phân tích ở trên: Sinh viên thường có xu hướng thụ động trong việc tìm hiểu và liên hệ với thực tế.

Cũng trong bản điều tra của mình dành cho phía ngân hàng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi “Vấn đề lớn nhất phát sinh trong quá trình đào tạo lại đồi với các sinh viên mới ra trường khi mới được tuyển dụng vào làm việc trong ngân hàng là gì?”. Trong tổng số 78 phiếu trả lời, có đến 27 phiếu (chiếm 34.6%) cho rằng vấn đề nằm ở chính thái độ của sinh viên. Các sinh viên mới ra trường thường bị đánh giá có khả năng lắng nghe, thái độ học hỏi từ đồng nghiệp và từ phê bình rất thấp. Đây là một trong các kĩ năng mềm rất quan trọng đối với sinh viên mới ra trường khi bắt tay vào công việc ở bất kì một ngành nghề nào, nhất là đối với ngành ngân hàng – chuyên ngành đòi hỏi quy trình nghiệp vụ rất phức tạp và nhiều kĩ năng mềm không được đào tạo chi tiết trên ghế nhà trường. Ngay bản thân các sinh viên khi đánh giá về khả năng lắng nghe và học hỏi từ phê bình của mình cũng tỏ ra quá tự tin. Mức điểm trung bình cho 149 phiếu điều tra sinh viên nhóm tổng hợp được là 3.49 điểm với 58.4% chọn mức đánh giá 4 (tốt) và 5 (rất tốt).Trong khi đó, về

http://svnckh.com.vn 57

tiêu chí này, mức đánh giá của ngân hàng chỉ dừng lại ở con số trung bình là 3.10 và có đến 29.9% chọn mức đánh giá 1 (rất kém) hoặc 2 (kém).

Nhóm nghiên cứu cũng xin trích dẫn thêm một vài con số từ cuộc điều tra do

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội tiến hành với đề tài: Đánh giá chất lượng

sinh viên ngoại thương ra trường làm việc trong các tổ chức. Kết quả tổng hợp từ cuộc khảo sát trên quy mô khá rộng khắp này đã phản ánh một thực trạng, sinh viên của trường đại học ngoại thương – một trong những cơ sở đào tạo uy tín trong khối ngành kinh tế - bị đánh giá rất thấp về tinh thần học hỏi, sự khiêm tốn và thái độ cầu thị.

Bảng 16: Phẩm chất còn thiếu của Sinh viên Ngoại thƣơng

Sinh viên có thể coi là sản phẩm đầu ra của các trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của các công ty, tổ chức nói chung và các ngân hàng nói riêng. Chất lượng của sản phẩm đó như thế nào phụ thuộc một phần lớn vào quá trình “chế tạo, sản xuất” ở các trường đại học. Tuy nhiên sinh viên lại là một sản phẩm đặc biệt và với tình trạng hiện nay, khi sản phẩm này còn tự nó chứa đựng những yếu kém chủ

http://svnckh.com.vn 58

quan thì sự bất cân xứng giữa cung cầu trên thị trường lao động vẫn sẽ khó có thể giải quyết được.

http://svnckh.com.vn 59

CHƢƠNG 4

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)