Về giảng viên

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 34 - 36)

1. Nguyên nhân từ phía Nhà trƣờng – bên cung trên thị trƣờng

1.4.Về giảng viên

Một trong những nhân tố không thể thiếu trong công tác đào tạo sinh viên nhằm đáp ứng được các yêu cầu công việc sau này là đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến được đưa ra về việc số lượng giảng viên ngày càng tăng nhưng chất lượng ngày càng giảm hoặc không tăng. Vậy những yếu tố nào từ vấn đề giảng viên có thể tác động tiêu cực đến chất lượng đào tạo sinh viên ngành TC –NH

(a) Đội ngũ giảng viên đƣợc trang bị ít ỏi về mặt học thuật

Giảng viên có những hạn chế về đào tạo sau đại học như chỉ hoàn thành chương trình thạc sĩ, bài giảng của họ chỉ dừng lại ở những lý thuyết thông thường và được truyền đạt lại cho sinh viên theo cách riêng của từng người.

Giảng viên thiếu những kiến thức cập nhật trong chuyên ngành liên quan đến chương trình đào tạo, nội dung môn học và những hiểu biết thực tế về những nghiệp vụ họ giảng dạy được áp dụng cụ thể như thế nào, cần lưu ý thêm những gì và cần phải bổ sung những kiến thức gì để có thể thực hành được những nghiệp vụ đó. Các tổ chức tài chính và các ngân hàng đồng thời cũng chưa có những chương trình hợp tác với trường ĐH để tạo điều kiện cho giảng viên được tiếp xúc với các công việc xử lý nghiệp vụ thực tế.

(b) Thu nhập của giảng viên và chế độ khen thƣởng không thỏa đáng. Có một thực tế là lương và thu nhập của giảng viên được xác định theo vị trí quản lý, thâm niên công tác, và số lượng giờ tăng. Nhưng cách xác định như vậy không thu hút được các tiến sĩ, thạc sĩ mới tốt nghiệp từ các trường ĐH danh tiếng trên thế giới về giảng dạy mà thậm chí còn có tác dụng ngược lại. Đó là khiến các giảng viên hiện thời phải tăng giờ dạy, hoặc vừa giảng dạy vừa nắm một chức vụ quản lý để có một thu nhập cao hơn. Như vậy giảng viên không có đủ thời gian để vừa nghiên cứu vừa cập nhật thông tin và tình hình thực tế, đồng thời đảm bảo được

http://svnckh.com.vn 34

việc dạy và hoành thành chương trình trên lớp mà vẫn phải lo đến thu nhập của mình.

Giảng viên được nhận tiền thưởng dựa trên thời lượng giảng dạy chứ không phải việc thực hiện nghiên cứu. Do đó không có động lực thúc đẩy giảng viên đầu tư thời gian, công sức và thậm chí tiền của để nghiên cứu nhằm cung cấp cho sinh viên những mảng kiến thức sâu sắc và có thực tế.

Giảng viên không nhận thức được hết các thủ tục và các bước của hệ thống khen thưởng (như thăng tiến, khen nhượng, bổ nhiệm) hoặc trách nhiệm đối với công tác giảng dạy của họ.

(c)Với quy mô các trường ĐH ngày càng được mở rộng như hiện nay, nhu cầu

đối với đội ngũ giảng viên là khá lớn, nhưng do yêu cầu những kiến thức chuyên ngành nên hầu như giảng viên được tuyển từ chính những sinh viên tốt nghiệp ra trường ở trường ĐH đó. Điều này có những tác động khá tiêu cực, thứ nhất những sinh viện được tuyển để trở thành giảng viên có thể giỏi về nghiệp vụ nhưng lại không có kiến thức và kỹ năng sư phạm nên không thể truyền đạt cho sinh viên; thứ hai là những giảng viên trẻ này hầu hết chưa có kinh nghiệm đứng lớp, và thậm chí có những trường quá thiếu giảng viên nên bỏ luôn giai đoạn kiến giảng.

(d)Giảng viên đôi khi thụ động và không muốn thay đổi hoặc cải tiến phƣơng thức cũng nhƣ chƣơng trình đào tạo. Dường như giảng viên chưa bị ràng buộc bởi chế tài nào cho trách nhiệm đối với chất lượng sinh viên mình giảng dạy nên không có động lực để cải tiến chương trình.

(e)Giảng viên thiếu sự hỗ trợ trong một số lĩnh vực. Giảng viên có ít hoặc không có sự hỗ trợ phát triển về mặt chuyên môn nghiệp vụ như việc được tạo điều kiện cho đi học hoặc làm nghiên cứu sinh. Ngoài ra ở Việt Nam còn rất hạn chế trong việc giảng viên có trợ giảng, hoặc chuyên gia về tài chính ngân hàng tư vấn về nội dung chương trình, tài liệu tham khảo và cách thức giảng dạy. Trợ giảng có

http://svnckh.com.vn 35

thể giúp giảng viên tìm hiểu các nghiệp vụ thực tế, thu thập những tài liệu thực tế nhằm hỗ trợ giảng viên trong giảng dạy kiến thức chuyên ngành.

(f) Nguồn tài liệu tham khảo có sẵn của trƣờng cho giảng viên còn rất hạn chế. Giảng viên không được hỗ trợ để có điều kiện tiếp xúc với những tài liệu chuyên khảo đầu ngành của các chuyên gia trong và ngoài nước; ngoài ra giảng viên cũng chưa được tiếp cận nhiều với nguồn thông tin, dữ liệu và các chứng từ, tài liệu thực tế của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy.

(g)Chƣa có chƣơng trình đáng giá chất lƣợng giảng viên. Gần đây, ở một số trường bắt đầu có những chương trình thăm dò ý kiến của sinh viên về phương pháp, nội dung giảng dạy và kiến thức thực tế ngành TC – NH mà các giảng viên truyền đạt được. Tuy nhiên, vẫn chưa có một cơ chế cố định cho việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên: có thể là tự đánh giá, đánh giá của sinh viên và đánh giá từ phía các đồng nghiệp giảng dạy cùng chuyên ngành.

(h)Chƣa có sự trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy giữa các giảng viên. Như trong bất cứ một ngành nào khác, kinh nghiệm và tri thức là của riêng mỗi người, các giảng viên trong ngành TC – NH còn có quá ít các chương trình giao lưu, trao đổi quan điểm và thậm chí là trao đổi vị trí giảng dạy nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên ngành và kiến thức thực tế. Đồng thời giúp đồng nghiệp phát hiện ra những yếu điểm để khắc phục trong việc giảng dạy cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 34 - 36)