Gia tăng sự hứng thú và gắn bó với ngành học của sinh viên.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 82 - 88)

5. Giải pháp cho việc phát triển các kĩ năng và tính cách cần thiết, giải quyết các bất cập còn tồn tại ở sinh viên

5.3.Gia tăng sự hứng thú và gắn bó với ngành học của sinh viên.

5.3.1. Công tác hướng nghiệp

(a)Tiến hành từ sớm. Hoạt động hướng nghiệp cần phải được tiến hành ngay từ khi học sinh đang ở trường cấp 3 hoặc thậm chí sớm hơn. Việc học nghề, hướng nghiệp không chỉ dừng lại ở các buổi nói chuyện hoặc một số buổi học thêm các nghề như may, thêu, mộc…Trong khoảng thời gian học sinh học tập tại các cấp cơ sở, nhà trường và các thầy cô giáo cần phải chú trọng đến việc tìm hiểu khả năng, ước mơ của từng học sinh. Trên cơ sở đó, phối hợp cùng bộ ngành liên quan xây dựng cơ sở hạ tầng để các em học sinh phát hiện và phát huy khả năng thật sự của mình như phòng tập thể dục, sân bóng chày, bóng chuyền, các câu lạc bộ…

http://svnckh.com.vn 82

(b)Giáo viên gắn bó với học sinh. Việt Nam có thể học tập mô hình của nước ngoài: Tăng số lượng giáo viên/ số học sinh. Điều này có nghĩa là một giáo viên sẽ chịu trách nhiệm với ít học sinh hơn (lớp học ít hơn hoặc các thầy cô giáo bộ môn cũng tham gia vào việc quản lý học sinh chứ không chỉ giao cho một số ít các thầy cô chủ nhiệm). Như vậy các giáo viên có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với học sinh, nắm được khả năng của học sinh và giúp học sinh định hướng tốt hơn cho việc học tập ở các cấp bậc cao hơn và cho công việc sau này. Khi lên cấp đại học, các thầy cô giáo song song với việc tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện kĩ năng mềm, sẽ đồng thời giúp sinh viên phát hiện ra các kĩ năng làm việc ở mức độ cao hơn, đặc biệt là các kĩ năng mềm. Trên cơ sở đó sinh viên xác định hoặc xác nhận lại một cách đúng đắn ngành nghề họ đã chọn. Đây là một trong những nền tảng cơ bản cho việc đảm bảo sinh viên thật sự phù hợp và đam mê ngành nghề họ đã chọn cũng như đảm bảo cắt giảm các khoản lãng phí cho nhà trường và xã hội khi đào tạo các sinh viên không hứng thú với ngành học và do đó ra trường không có khả năng làm việc trong lĩnh vực đã được đào tạo.

5.3.2. Gia tăng sự lựa chọn

Ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, tỉ lệ các môn tự chọn còn quá hạn chế. Thông thường các môn tự chọn lại là các môn chuyên ngành, đi vào từng lĩnh vực cụ thể trong khi các môn bắt buộc đôi khi không thật sự cần thiết cho một số công việc cụ thể (ví dụ như môn quy hoạch tuyến tính có thể sẽ không thật sự giúp ích nhiều cho một sinh viên mong muốn làm việc trong ngành ngân hàng). Gia tăng các môn học tự chọn cho sinh viên, đồng thời gia tăng cơ hội học tập cho sinh viên, giảm bớt sự quản lý khắt khe về số lượng cho các sinh viên (ví dụ như hình thức tín chỉ sắp được đưa vào áp dụng hiện nay…) cho phép sinh viên được học tập tùy theo khả năng thực tế, quỹ thời gian có thể bố trí được… của từng sinh viên.

http://svnckh.com.vn 83

Việc sinh viên được định hướng cụ thể từ sớm, thật sự hình thành được niềm đam mê với ngành học và có quyền tự do tương đồi cao trong việc lựa chọn mô hình, cách thức, môn học cho mình sẽ giúp sinh viên đạt kết quả cao hơn trong học tập. Đối với nhà trường và doanh nghiệp, sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra (của nhà trường) và đầu vào (của ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung) cao hơn, sát với thực tế hơn.

http://svnckh.com.vn 84

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu – rộng vào nền kinh tế thế giới như hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng và là một thách thức lớn với các nhà đào tạo và các tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt và cụ thể là trong ngành ngân hàng – một ngành đang có tốc độ phát triển và tầm quan trọng đáng kể đối với nền kinh tế đất nước.

Trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 63.000 sinh viên tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Về mặt số lượng, cung lao động cho ngành ngân hàng như vậy, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã không thể đáp ứng được cầu trong khi nguồn nhân lực của ngành ngân hàng đạt mức kỉ lục và xếp vị trí cao nhất trong tất cả các ngành nghể hoạt động trong nền kinh tế hiện nay với tốc độ tăng trưởng của thị trường thì 57%. Bên cạnh đó, khả năng của sinh viên mới ra trường – hay xét theo cách tiếp cận của nhóm nghiên cứu, chính là chất lượng của sản phẩm đầu ra được cung ứng trên thị trường lao động – chính là vấn đề lớn nhất và cũng là một trong các nguyên nhân đáng kể nhất dẫn đến tình trạng ngân hàng vẫn thiếu nhân lực trầm trọng trong khi một bộ phận không nhỏ sinh viên khối ngành kinh tế được đào tạo về tài chính – ngân hàng và được cho là có thể làm việc trong các ngân hàng khi ra trường lại không thể được chấp nhận vào làm việc. Các sinh viên ra trường đa số không đáp ứng được kỹ năng làm việc, không có những kiến thức thực tiễn. Trong số các vị trí tuyển dụng trong ngành ngân hàng mà sinh viên có thể vào làm, không phải tất cả các vị trí đều có thể tìm được sinh viên đủ khả năng bắt tay vào công việc.

Nguyên nhân sự bất cân xứng giữa yêu cầu của ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường đến từ nhiều phía: phía nhà trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm đào tạo chưa tiêu chuẩn hóa, cập nhật và hệ thống kiến thức thực tế cần thiết; bản thân chính sinh viên chưa quan tâm, nỗ lực đủ; và cũng do một phần nguyên nhân từ phía ngân hàng – đơn vị cầu lao động

http://svnckh.com.vn 85

chưa thực sự chủ động trong công tác cung cấp thông tin tuyển dụng, thu hút nhân tài và liên kết với các trường đại học và các đơn vị đào tạo giúp sinh viên đáp ứng tốt hơn các yêu cầu cốt lõi của ngân hàng.

Từ những nguyên nhân rút ra, nhóm nghiên cứu có đề xuất một số giải pháp cho vấn đề bất cân xứng giữa khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế với nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng, gồm có: các giải pháp vĩ mô và các giải pháp vi mô cụ thể. Giải pháp vĩ mô đề cập đến sự phối hợp với nhau giữa các bên: chính phủ, các nhà tuyển dụng và nhà đào tạo để nắm bắt thông tin, nghiên cứu và đưa ra những phương án đào tạo phù hợp – tạo sự ăn khớp giữa cung và cầu trong ngành Tài chính ngân hàng. Chính phủ cần có một cơ chế và chính sách tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; cần tạo lập một hệ thống các cơ quan nghiên cứu, dự báo phân tích nhu cầu lao động. Còn ở góc độ vi mô, từng cơ sở đào tạo nên có bộ phận hỗ trợ và theo dõi sinh viên sau khi tốt nghiệp để có phản hồi nhanh chóng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Và các giải pháp cụ thể hơn gồm có:

Gia tăng số lượng và đảm bảo chất lượng giảng viên

Liên kết, hỗ trợ thông tin và đào tạo giữa ngân hàng và các cơ sở đào tạo Thống nhất tiêu chuẩn và cập nhật thực tiễn tài liệu đào tạo

Phát triển các kĩ năng và tính cách cần thiết, giải quyết các bất cập còn tồn tại ở sinh viên

Các giải pháp đề xuất mà nhóm nghiên cứu đưa ra nhấn mạnh vai trò của việc hệ thống hóa kiến thức, tài liệu cũng như hệ thống hóa việc quản lý giảng viên, sinh viên hiệu quả hơn; và việc thúc đẩy, khuyến khích chính bản thân sinh viên năng động, sáng tạo hơn trong quá trình thu nhận kiến thức, kĩ năng hữu dụng cho việc làm sau này.

http://svnckh.com.vn 86

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra sự phối hợp của các tổ chức TC- NH trong việc liên kết, hỗ trợ về thông tin và đào tạo với các trường cũng rất quan trọng. Trong cách tiếp cận thị trường lao động thứ hai, bên cung lao động – Nhà trường và bên cầu lao động – Ngân hàng, sự hỗ trợ đào tạo kể cả về vật chất và kiến thức thực tế của các ngân hàng đối với các trường chính là một phần giá của sản phẩm sức lao động bên cạnh tiền lương trả trực tiếp cho người lao động. Cân bằng cung cầu lao động trên thị trường sẽ đạt được khi lượng lao động được cầu từ phía ngân hàng được đáp ứng từ quá trình đào tạo của các trường với một mức chi phí mà ngân hàng bỏ ra để trả lương cho người lao động và hỗ trợ đào tạo các trường phù hợp với lợi ích họ nhận được khi sử dụng các sinh viên có nghiệp vụ.

Các thông tin từ phía ngân hàng cần có bao gồm yêu cầu về sản phẩm lao động: từ lượng cầu mỗi năm ở các trình độ, nghiệp vụ cụ thể để nhà trường có kế hoạch tuyển sinh và đào tạo phù hợp đến trình độ xử lý nghiệp vụ cần thiết để sinh viên có thể thực sự đảm đương được công việc thực tế ở ngân hàng sau khi ra trường. Ngoài ra, phía ngân hàng còn cần có sự hỗ trợ hợp lý cho công tác giảng dạy chuyên môn của các trường như: gửi các nhân viên ngân hàng nhiều kinh nghiệm và/hoặc có thể là hướng dẫn viên của các khóa đào tạo nội bộ của ngân hàng, tham gia trợ giảng hoặc làm khách mời trong các buổi thảo luận tại các trường; cho giảng viên tham gia họp tổng kết tình huống, kinh nghiệm với ngân hàng; tạo nhiều cơ hội và điều kiện hơn để sinh viên thực tập tại ngân hàng; xây dựng các mô hình liên kết chặt chẽ với các trường cụ thể; lập ngân hàng ảo để giúp sinh viên thực hành…

http://svnckh.com.vn 87

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 82 - 88)