Hình thành cho sinh viên thói quen chủ động tiếp cận thông tin.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 81 - 82)

5. Giải pháp cho việc phát triển các kĩ năng và tính cách cần thiết, giải quyết các bất cập còn tồn tại ở sinh viên

5.2.Hình thành cho sinh viên thói quen chủ động tiếp cận thông tin.

Một trong những nhược điểm lớn nhất ở sinh viên mà khá nhiều ngân hàng nhắc đến (survey) là hiểu biết thực tiễn còn kém. Đây là nhược điểm chủ quan thuộc về bản thân các sinh viên. Tuy nhiên nhà trường trong quá trình đào tạo có thể tác động tích cực đến nó. Nhóm nghiên cứu xin đưa ra đây một hình thức rèn luyện kĩ năng tìm hiểu thực tế cho sinh viên ở các trường đại học: Viết báo cáo định kì về tình hình thời sự. Hình thức này cụ thể như sau:

Nhà trường đưa các báo cáo tình hình thực tế vào thang điểm đánh giá sinh viên. Giáo viên là những người trực tiếp quyết định hình thức viết báo cáo, cách đánh giá và là người trực tiếp đánh giá chất lượng của các bài tìm hiểu. Sinh viên

http://svnckh.com.vn 81

được yêu cầu viết các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình thực tế trong một khoảng thời gian nhất định: 1 tuần, 2 tuần hoặc bất kì khoảng thời gian nào tùy thuộc tình hình thực tế (ví dụ như trong thời gian hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang có rất nhiều biến động, thời gian định kì cho các báo cáo của sinh viên có thể là 1 tuần. Tuy nhiên trong thời kì nền kinh tế khá ổn định, ít biến động, thời gian định kì có thể kéo dài ra thành 2 tuần hoặc 1 tháng…). Khi thực hiện phương pháp này, bắt buộc người giáo viên phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu về tình hình thực tế, quan trọng là có thời gian để đọc một số lượng lớn thông tin, nhất là trên mạng Internet, về các tin tức mang tính thời sự nhất, đồng thời có một khối lượng thời gian dành cho việc đánh giá cụ thể bài tìm hiểu của các sinh viên nhằm đi đến các kết luận công bằng, chính xác nhất đối với các kết quả tìm hiểu của sinh viên, giảm thiểu tình trạng sao chép, ỷ lại…của sinh viên như hiện nay. Chỉ khi nhà trường cùng thầy cô giáo có thể phối hợp chặt chẽ với nhau và đưa ra các hình thức quản lý, đánh giá nghiêm khắc thì sinh viên mới dần hình thành được thói quen chủ động tìm hiểu thông tin, liên hệ thực tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp docx (Trang 81 - 82)